Tiếng thổi tim ở trẻ: triệu chứng chính của bệnh van tim

Tiếng thổi tim ở trẻ không phải là một bệnh lý mà chỉ có thể là biểu hiện chỉ điểm bệnh van tim mà trẻ có thể mắc phải.

Tiếng thổi tim ở trẻ đặc trưng với những tiếng phù phù được xem là biểu hiện điển hình của bệnh van tim. Tình trạng này có thể xuất hiện do bẩm sinh hoặc trong quá trình phát triển của trẻ.

Phân loại tiếng thổi tim ở trẻ

Tiếng thổi tim vô hại

tieng thoi tim o tre

Tiếng thổi vô hại là biểu hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó chỉ đơn giản là âm thanh của các dòng máu đang lưu thông trong tim. Các sĩ có thể nghe thấy tiếng thổi tim vô hại này thông qua ống nghe. Chúng sẽ xuất hiện và kéo dài từ khi trẻ được 3 – 7 tuổi và sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên.

Theo thống kê, có đến khoảng 75% trẻ sơ sinh và 66% trẻ nhỏ có tiếng thổi tim vô hại. Dưới đây là một số dạng của tiếng thổi tim vô hại:

  • Tiếng thổi Still: Đây là tiếng thổi tim vô hại thường gặp nhất, thường được nghe thấy ở phía bên trái xương ngực. Tiếng thổi Still thường khó phát hiện khi trẻ ngồi hoặc nằm.
  • Tiếng thổi động mạch phổi: Là tiếng thổi có thể nghe thấy được khi máu chảy qua động mạch phổi.
  • Tiếng thổi tĩnh mạch: Là tiếng thổi thường nghe thấy được khi máu chảy qua tĩnh mạch cổ, gần xương đòn. Thông thường, các sĩ sẽ phải kiểm tra mạch ở xương đòn của trẻ để xác định tiếng thổi này.

Trên thực tế, tiếng thổi tim vô hại thường có xu hướng thay đổi cường độ theo tư thế của trẻ. Bên cạnh đó, những tiếng thổi vô hại này thường được nghe thấy ở một điểm và không di chuyển hoặc lan ra những nơi khác như cổ, nách hoặc lưng.

Tiếng thổi tim bất thườngtieng thoi tim o tre

Trong trường hợp những tiếng thổi tim liên quan đến các vấn đề về cấu trúc tim hoặc các khuyết tật tim bẩm sinh bao gồm van tim bị hẹp, lỗ ở tim, van tim bất thường… thì những tiếng thổi này được xem là tiếng thổi tim bất thường (hay còn được gọi là tiếng thổi bệnh lý). Nguyên nhân của những tiếng thổi tim bất thường này sẽ không giống nhau.

Tiếng thổi tim cũng có thể được phân loại phụ thuộc vào cách những âm thanh này phát ra và thời điểm mà chúng xuất hiện trong chu kỳ tim mạch.

  • Tiếng thổi tâm thu: Là tiếng thổi tim bất thường có thể nghe thấy khi cơ tim co lại. Thông thường, âm thanh này sẽ khá mơ hồ và xuất hiện khi máu lưu thông qua một động mạch hẹp. Tiếng thổi tâm thu có thể là tiếng thổi chảy ngược do hở van hai lá hoặc ba lá khiến máu chảy ra từ tâm thất sau đó chảy ngược trở lại động mạch.
  • Tiếng thổi tâm trương: Là tiếng thổi xuất hiện chủ yếu ở các khoảng trống của nhịp tim. Nguyên nhân dẫn tới tiếng thổi tâm trương là bởi hở van tĩnh mạch hoặc van động mạch chủ.
  • Tiếng thổi liên tục: Là tiếng thổi tim bất thường xuất hiện trong chu kỳ tim.

Nguyên nhân của tiếng thổi tim ở trẻtieng thoi tim o tre

  • Do sự trở về bất thường và hoàn toàn của tĩnh mạch phổi.
  • Khiếm khuyết vách ngăn tâm thất: xuất hiện một lỗ hổng ở vách ngăn tâm thất trái và tâm thất phải của tim.
  • Khuyết tật vách tâm nhĩ: là bệnh tim bẩm sinh do vách ngăn chia buồng tim có vấn đề hoặc bị khiếm khuyết.
  • Ống động mạch là tình trạng mà ống động mạch (một mạch máu bình thường trong cơ thể có nhiệm vụ kết nối hai động mạch chính – động mạch chủ và động mạch phổi – giúp đưa máu từ tim ra nuôi cơ thể) không đóng lại sau khi trẻ ra đời.
  • Hẹp động mạch chủ làm cho máu khó lưu thông qua động mạch. Đây là một khuyết tật tim bẩm sinh.

Nguồn : bau.vn

  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.
  • Gợi ý cho bé những hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo

    Gợi ý cho bé những hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo

    Chỉ cần cha mẹ định hướng đúng cách sự sáng tạo của trẻ là không giới hạn. Như một trang giấy trắng học cách nhận biết cuộc sống.