Mẹ cần làm gì khi trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ?

Một trong những tình trạng hay gặp ở trẻ là ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Vậy nếu trẻ gặp tình trạng này mẹ phải làm như thế nào? Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu nhé!

Trong lúc ngủ, trẻ có thể ra rất nhiều mồ hôi và khiến trẻ ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ sẽ khiến mẹ vô cùng lo lắng và khôn biết tình trạng này có bình thường hay không? Bài viết đưới đây sẽ  giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ là do đâu?

Trên thực tế, trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ sơ sinh thường rất dễ bị đổ mồ hôi trong khi ngủ. Đặc biệt là ở các vị trí lưng, cổ, đầu…dân gian gọi đây là tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em. Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ ngay cả khi đã trên 5 tuổi thì rất có thể trẻ đã gặp tình trạng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).

tre ra mo hoi nhieu khi ngu

Các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ ra mồ hôi khi ngủ 

  • Môi trường phòng ngủ: Phòng ngủ không được thông thoáng, nóng bức, nhiệt độ quá cao khiến nhiệt độ cơ thể cao, trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn khi ngủ.
  • Cho trẻ mặc quá nhiều quần áo: Khi ngủ, nhiều người sợ con lạnh nên đã mặc rất nhiều quần áo. Tuy nhiên, quần áo quá dày và không thấm hút mồ hôi cộng với đắp nhiều chăn khiến trẻ ngột ngạt, đổ mồ hôi. Do đó, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi để trẻ ngủ ngon hơn.
  • Do thời tiết: Thời tiết nóng bức mùa hè, nhiệt độ môi trường quá cao cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ chảy mồ hôi.
  • Thân nhiệt của trẻ cao: Vào những năm tháng đầu đời, thân nhiệt của trẻ thường cao hơn so với bình thường, nên thường tiết ra nhiều mồ hôi hơn để giúp điều hòa thân nhiệt.
  • Trẻ suy dinh dưỡng: Trẻ suy dinh dưỡng không được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như kẽm, canxi, vitamin D,… có thể khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn.
  • Trẻ béo phì: Không chỉ tình trạng suy dinh dưỡng, mà khi trẻ thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng ra mồ hôi nhiều.
  • Trẻ vận động quá mức: Việc chơi đùa, chạy nhảy và vận động quá mức trước khi ngủ cũng dễ khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn vào buổi tối.
  • Tâm lý không ổn định: Căng thẳng, lo lắng về một vấn đề nào đó quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ra mồ hôi, đặc biệt là trong khi ngủ.
  • Trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm: Bên cạnh những vấn đề thông thường như môi trường, thời tiết hay tâm lý thì việc đổ quá nhiều mồ hôi ở trẻ cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, bệnh cường giáp, nhiễm trùng, tăng huyết áp, suy tim sung huyết,…

Tình trạng này có nguy hiểm không?

Nhìn chung, tình trạng trẻ ra mồ hôi khi ngủ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không khắc phục thì tình trạng này sẽ khiến trẻ ớn lạnh, mệt mỏi, giấc ngủ không ngon. Do đó, mẹ cần tìm các phương pháp để khắc phục tình trạng này, đảm bảo giấc ngủ của con được ngon giấc và chất lượng.

tre ra nhieu mo hoi

Hơn nữa, việc đổ nhiều mồ hôi nếu như xuất phát từ các bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, nếu đã áp dụng các phương pháp mà tình trạng ra mồi hôi khi ngủ không cải thiện, bạn nên đưa trẻ đến các bệnh viện để được thăm khám, phát hiện những điều bất thường.

Mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng trẻ ra mồ hôi khi ngủ?

Một số cách giúp mẹ cải thiện tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ mà mẹ có thể áp dụng bao gồm:

  • Giữ cho phòng ngủ luôn thông thoáng, mát mẻ
  • Không cho trẻ mặc quần áo quá chật hoặc quá dày. Nên chọn vải có khả năng thấm hút mồ hôi cao
  • Hạn chế cho trẻ vận động quá mức trước khi ngủ
  • Tắm hằng ngày, đảm bảo loại bỏ vi khuẩn trên da
  • Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với trẻ để có thể kịp thời phát hiện các bất ổn về mặt tâm lý
  • Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho bé tắm nắng buổi sáng
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng ở trẻ, cho trẻ ăn nhiều rau củ có tính mát như cải ngọt, bí đao, rau má, cam,… Ngoài ra, nên hạn chế các loại thực phẩm có cay nóng, nhiều dầu mỡ,…

tre ra nhieu mo hoi

Hầu hết tình trạng này không quá nguy hiểm, chủ yếu là do nguyên nhân khách quan tác động. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng, nhưng nên tìm cách khắc phục để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho trẻ.

Nguồn : bau.vn