Đau hông khi mang thai: Nguyên nhân và cách giảm đau hiệu quả

Bà bầu bị đau hông khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Cơn đau này thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai.

Cùng bau.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm đau hiệu quả khi bị đau hông khi mang thai nhé.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau hông khi mang thai

Do nội tiết tố relaxin khiến bà bầu bị đau hông

Trong thai kỳ, nội tiết tố relaxin sẽ tăng. Đó là nội tiết tố giúp thư giãn, làm mềm các mô kết nối xương của bà bầu trên khắp cơ thể. Như vậy sẽ dẫn tới tình trạng khó chịu vùng chậu, đặc biệt là đau lưng hoặc đau hông khi mang thai.

Tăng cândau hong khi mang thai

Tình trạng tăng cân trong suốt thai kỳ có thể khiến cho phụ nữ mang thai bị đau hông. Nguyên nhân là bởi xương và các khớp đang phải chịu trọng lượng khá lớn. Ngoài ra, tăng cân quá mức cũng có thể gây ra nhiều tình trạng khó chịu ở bà bầu.

Để có thể xác định được rằng bản thân mình có bị thừa cân trong lúc mang thai hay không và làm thế nào để điều chỉnh lại cân nặng nằm trong mức hợp lý, bà bầu có thể tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt, mẹ bầu cần lưu ý tuyệt đối không được tự ý giảm cân nếu như chưa có góp ý từ bác sĩ chuyên khoa.

Tư thế không phù hợp

Tư thế của mẹ bầu có thể sẽ thay đổi khi tăng cân. Bên cạnh đó, nếu như thai nhi nằm nghiêng sang một bên nhiều hơn so với bên còn lại cũng có thể khiến bà bầu bị đau hông khi mang thai.

Hơn nữa, thói quen sinh hoạt hằng ngày bao gồm bế 1 em bé lên hông hoặc mang vác vật nặng cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức. Cách để hạn chế những nguy cơ cơn đau diễn biến nghiêm trọng hơn chính là bạn hãy cố gắng điều chỉnh tư thể, ngồi thẳng lưng hoặc dùng gối kê đồng thời hạn chế xách vật dụng quá nặng.

Loãng xương nhẹ gây ra đau hông khi mang thaidau hong khi mang thai

Một số trường hợp bà bầu bị loãng xương cũng có thể gây ra triệu chứng đau hông. Tình trạng này thường bắt đầu vào khoảng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là bởi lúc này nhu cầu canxi và kali của em bé tăng lên, từ đó lấy đi những khoáng chất này trong cơ thể người bà bầu.

Thông thường, chứng loãng xương thoáng qua sẽ ngay lập tức thuyên giảm ngay sau khi sinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm hoi, mẹ bầu có thể bị rạn xương hông và sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Do tư thế ngủ

Nằm ngủ nghiêng có thể góp phần gây ra chứng đau hông bởi trọng lượng thai đè lên các khớp hông của bạn. Nếu như bà bầu cảm thấy tư thế này gây khó chịu cho phần hông, hãy cân nhắc để 1 chiếc đệm gối mềm giữa 2 đầu gối để giúp hai chân có được vị trí ổn định nhất.

Cách giảm đau hông khi mang thai

Tập Yoga

Các bài tập yoga kéo giãn có bà bầu có thể hỗ trợ nới lỏng phần hông bị căng và giảm đau. Yoga cũng là hình thức luyện tập thể thao khá tốt khi mang thai. Nguyên nhân là bởi chúng khá nhẹ nhàng cũng như không gây quá nhiều các tác động quá sức đối với các cơ.

Chườm ấm, tắm nước nóng

Nếu như gặp phải chứng đau hông, bà bầu có thể áp dụng biện pháp chườm nóng. Nó sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu ở khu vực eo và hông. Dó đó, tình trạng cứng khớp, căng cơ có thể được giảm thiểu đáng kể. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng có thể áp dụng hình thức ngâm bồn pha cùng một chút muối hồng để hỗ trợ đào thải độc tố đồng thời giảm đau hữu hiệu.

Massage giảm đau hông khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thể sử dụng dầu xoa bóp để làm giảm cơn đau hông. Lực massage kết hợp với các loại tinh dầu mang đặc tính kháng viêm giảm đau bao gồm tinh dầu gừng, tràm, oải hương, hoa cúc, bạc hà…có thể giúp mẹ bầu dần cảm thấy dễ chịu hơn.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?