Hà Nội sẵn sàng chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi

Tình hình dịch bệnh ở Hà Nội diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị sẵn sàng chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-12 tuổi.

Kể từ ngày 7/1-12/2/2022 trung bình thành phố ghi nhận hơn 2000 ca/ngày. Hiện tại, thành phố đang thực hiện điều trị cho 53.515 người. Trong đó, số người đang điều trị tại bệnh viện trung ương là 351 người; 52.964 người bệnh đang được các tầng quản lý và điều trị (điều trị tại nhà 42.652 người, điều trị tại cơ sở thu dung quận/huyện 5.820 người, điều trị tại cơ sở thu dung thành phố là 1.335 người, điều trị tại các bệnh viện 3.157 người). Đó cũng là cơ sở để đẩy nhanh việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-12 tuổi.

tiem vaccine Covid-19

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội- Ông Vũ Cao Cương cho rằng: Công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn đang trong giới hạn kiểm soát.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 chiều 13/1, Phó Chủ tịch UBND Thành phố- Ông Chử Xuân Dũng yêu cầu các đơn vị báo cáo nhanh về công tác điều hành phòng chống dịch Covid-19 và việc triển khai phần mềm quản lý người nhiễm Covid-19. Ngoài ra, thực hiện rà soát sẵn sàng chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5-12 tuổi.

tiem vaccine Covid-19

Đồng thời, Ông Chử Xuân Dũng cũng yêu cầu các đơn vị vẫn còn số người cao tuổi có bệnh lý nền còn cao, không đi đến điểm tiêm chủng lưu động được như: Chương Mỹ, Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thường Tín…cần báo cáo cụ thể tiến độ thực hiện tiêm chủng cho nhóm nguy cơ cao này. Các đơn vị y tế đều cam kết đẩy nhanh tiến độ, tuyên truyền, tăng cường các tổ tiêm tại nhà để nhanh chóng hoàn thành việc tiêm vaccine Covid-19 cho đối tượng này.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, có thể nói rằng việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo. Tuy nhiên, cho đến nay WHO chưa có bất kỳ khuyến cáo chính thống nào về tiêm vaccine cho trẻ từ 5-12 tuổi, vì vậy Bộ Y tế làm việc rất thận trọng, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo tất cả các chương trình tiêm của tất cả các nước. Hiện đã có một số nước triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-12 tuổi là vấn đề hết sức quan trọng vì vậy không thể nóng vội. Chúng ta phải đi từng bước chắc chắn, đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ…

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.
  • Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Chăm sóc con nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn bảo vệ con tối đa, nhiều mẹ không ngại đầu tư những sản phẩm “được review tốt” hoặc “được nhiều người dùng”. Tuy nhiên, không phải món đồ nào phổ biến cũng đồng nghĩa với an toàn. Trên thực tế, có một số sản phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ – điều mà nhiều phụ huynh không ngờ tới.Dưới đây là 5 sản phẩm các chuyên gia nhi khoa khuyên nên cân nhắc hoặc loại bỏ hoàn toàn khi chăm sóc trẻ nhỏ:
  • 5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    Thành công của một đứa trẻ không chỉ dựa vào trí tuệ hay may mắn, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thói quen, cách ứng xử và giá trị được nuôi dưỡng trong gia đình sẽ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của trẻ. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật thường thấy ở những gia đình có con cái sau này thành đạt, giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.