Giải đáp thắc mắc tại sao siêu âm không thấy thai

Bạn nhận thấy rất nhiều dấu hiệu mang thai nhưng khi siêu âm thì bác sĩ lại kết luận siêu âm không thấy thai.

Vậy nguyên nhân gây siêu âm không thấy thai là gì? Cùng bau.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về siêu âm thaisieu am khong thay thai

Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của bào thai, nhau thai, tử cung và các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu.

Có hai hình thức khám siêu âm thai chính:

  • Siêu âm qua ngả âm đạo: Hình thức siêu âm này được sử dụng thường xuyên trong thời kỳ đầu mang thai hoặc khi siêu âm qua ổ bụng không cung cấp đủ thông tin.
  • Siêu âm qua ổ bụng: được thực hiện bằng cách di chuyển một đầu dò siêu âm trên thành bụng.

Khi nào có thể nhìn thấy túi thai qua siêu âm?sieu am khong thay thai

Túi thai là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ mang thai. Khi được xác định bằng hình thức siêu âm, đường kính của túi khoảng 2 đến 3mm, giống như một vành trắng xung quanh trung tâm tử cung. Túi thai thường được xác định trong khoảng thời gian từ tuần thứ 3 đến thứ 5 của thai kỳ hoặc khi nồng độ hCG (hormone tạo thành từ chính nhau thai trong suốt thai kỳ) đạt từ 1500 đến 2000.

Bước tiếp theo khi siêu âm thường là sự xuất hiện của túi noãn hoàng bên trong túi thai. Túi noãn hoàng có chức năng nuôi dưỡng phôi thai phát triển và thường có thể nhìn thấy khi tuổi thai 5,5 đến 6 tuần bằng phương pháp siêu âm qua ngả âm đạo.

Nguyên nhân siêu âm không thấy thai thường gặp

Tình trạng siêu âm trong khoảng thời gian thai được 5 tuần tuổi và không thấy túi thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là 3 nguyên nhân phổ biến để giải thích cho tình trạng này:

1. Thời điểm không chính xác

Tinh sai thời điểm thụ thai là một trong nhiều nguyên nhân phổ biến nhất. Do các nguyên nhân như kinh nguyệt không đều hoặc ước tính sai thời điểm rụng trứng mà nhiều bạn có thể đi siêu âm sớm. Tuy nhiên, khi ấy thai có thể chưa phát triển đủ để có thể nhìn thấy được.

Ngoài ra, có thể do túi thai quá nhỏ và thiết bị siêu âm không đủ tốt để có thể nhìn thấy, dù thai vẫn đang phát triển bình thường.

2. Mang thai ngoài tử cungsieu am khong thay thai

Thai nhi có thể phát triển bên ngoài tử cung và khi siêu âm thai sẽ không thể nhìn thấy túi thai. Khi mang thai ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ ở một vài vị trí bên ngoài tử cung như:

  • Trong ống dẫn trứng (đa số các trường hợp)
  • Trên cổ tử cung
  • Buồng trứng (hiếm gặp)
  • Bên trong bụng (rất hiếm)

Mang thai ngoài tử cung thì thai không thể phát triển thành em bé và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của sản phụ nếu tiếp tục mang thai.

3. Sẩy thai

Nếu như trước khi siêu âm sớm, mẹ bầu đã có các triệu chứng như ra máu, đau bụng, chuột rút hoặc các dấu hiệu mang thai sớm đột ngột biến mất, thì việc siêu âm không thấy thai có thể do sẩy thai rất sớm hoặc mô thai đã rời khỏi tử cung.

Có nhiều nguyên nhân siêu âm không thấy thai và việc chờ đợi những lần kiểm tra tiếp theo có thể sẽ rất căng thẳng, nhưng hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan và làm theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.