Dấu hiệu băng huyết sau sinh mọi phụ nữ mang thai và mới sinh con cần biết

Tỷ lệ xảy ra băng huyết ở thai phụ chỉ khoảng 1-5%. Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi sinh nở.

Chính vì thế, mọi phụ nữ mang thai và mới sinh đều cần phải nắm rõ các dấu hiệu nhận biết băng huyết sau sinh.

Băng huyết sau sinh là gì?

bang huyet sau sinh

Đây chính là tình trạng mẹ bị mất máu nhiều sau khi sinh con. Trên thực tế, thông thường sản phụ sẽ không bị mất quá 500ml máu khi sinh thường và không quá 1000ml trong trường hợp sinh mổ. Khi bị băng huyết, sản phụ bị mất máu nhiều hơn một cách ồ ạt hoặc âm thầm, dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, suy các cơ quan và thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Những người có nguy cơ bị băng huyếtbang huyet sau sinh

Sau đây là những trường hợp sản phụ có nguy cơ bị băng huyết:

  • Kích thước tử cung của thai phụ lớn dẫn đến co hồi tử cung sau sinh không đạt hiệu quả. Nguyên nhân là bởi lượng nước ối nhiều hoặc thai lớn, đặc biệt trong trường hợp bé sinh ra nặng hơn 4kg hoặc mẹ bầu mang đa thai.
  • Đã từng có các phẫu thuật ở tử cung bao gồm sinh mổ hoặc bóc u xơ, làm tăng nguy cơ bị rách, nứt tử cung khi chuyển dạ và gặp phải các bất thường về nhau thai trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu có các bất thường về nhau thai bao gồm nhau tiền đạo, nhau cài răng lược có nguy cơ bị băng huyết cuối thai kỳ và sau sinh rất cao. Nhau bong non hay nhau bong không hết là nguyên nhân gây băng huyết nếu không được điều trị dứt điểm.
  • Tiền sản giật, huyết áp thai kỳ cao, béo phì, các rối loạn đông máu (ví dụ đông máu nội mạch lan tỏa)… cũng là những yếu tố nguy cơ đặt sản phụ vào rủi ro cao bị băng huyết sau sinh.

Bên cạnh đó, thai phụ sẽ có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn nếu:

  • Đã từng sinh con nhiều lần trước đây
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Gây mê khi sinh mổ
  • Sinh con bằng giác hút hoặc sử dụng kẹp forcep
  • Bị nhiễm trùng tử cung hoặc âm đạo sau sinh.

Dấu hiệu băng huyết sau sinhbang huyet sau sinh

Dấu hiệu bị băng huyết có thể xuất hiện ngay trong ngày đầu sau khi sinh hoặc kéo dài trong 12 tuần tiếp theo. Băng huyết là tình trạng nghiêm trọng tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sản phụ có thể phục hồi tốt và tránh được nguy cơ đe dọa tính mạng.

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất

  • Âm đạo chảy máu nhiều và liên tục: Sau sinh, cơ thể sản phụ tống xuất mô niêm mạc tử cung kèm theo máu còn sót lại gọi chung là sản dịch, kéo dài từ 2 – 4 tuần sau sinh. Tuy nhiên, khác với sản dịch, lượng máu chảy ra không hề giảm bớt hay ngưng lại sau một vài ngày chính là dấu hiệu bị băng huyết.
  • Tụt huyết áp: mất máu nhiều gây tụt huyết áp và dấu hiệu bị suy các cơ quan bao gồm nhìn mờ, ớn lạnh, da nhợt nhạt, ẩm nhớt mồ hôi, mạch nhanh, suy giảm nhận thức, chóng mặt, buồn nôn và nôn, cảm thấy mệt và yếu, lờ đờ muốn xỉu…
  • Đau dữ dội ở bụng dưới hoặc khu vực sàn chậu
  • Lượng máu bị mất có thể không chảy ra ngoài mà ứ đọng trong lòng tử cung làm cho tử cung tăng thể tích, to ra và mềm nhão.
  • Sưng và đau trong cơ ở vùng âm đạo hoặc tầng sinh môn nếu bị băng huyết và ổ máu tụ ở khu vực này

Trong nhiều trường hợp, máu không chảy ra ngoài khiến cho sản phụ không nhận biết được. Tuy nhiên cần nghĩ đến băng huyết nếu có một trong các triệu chứng kể trên.

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7

    7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.