Phụ nữ sau sinh mổ phải kiêng đồ nếp trong thời gian bao lâu?

Sau sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu là một trong những thắc mắc lớn nhất của các chị em vừa trải qua quá trình "vượt cạn" đầy thử thách. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này cho các bạn.

Bên cạnh vấn đề ăn uống thì vết sẹo sau sinh mổ cũng là điều được nhiều bà mẹ quan tâm. Cho nên, đây cũng là lý do mà nhiều mẹ trăn trở sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như vết mổ của mẹ sau sinh.

Sinh mổ có cần kiêng ăn đồ nếp hay không?

Theo một số nghiên cứu, gạo nếp được xem là “siêu thực phẩm” chứa nhiều hàm lượng vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa.

kieng do nep

Trong 100g gạo nếp thì có đến 1,2mg sắt. Đây cũng là lý do nhiều người khuyên các mẹ sau sinh nên ăn đồ nếp để tốt cho sức khỏe và đảm bảo đầy đủ hàm lượng sắt cung cấp cho bé yêu thông qua nguồn sữa mẹ. Ngoài ra, gạo nếp còn chứa nhiều chất xơ không hòa tan, giúp mẹ sau sinh phòng ngừa được một số bệnh lý như ung thư tuyến tính, trực tràng… Gạo nếp cũng có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, có tác dụng làm ấm bụng. Do vậy, việc sau sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của sản phụ, vết mổ có nhanh lành hay không… Tốt nhất là mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Những trường hợp nào nên kiêng đồ nếp?

Mặc dù gạo nếp mang lại nhiều lợi ích, nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng khi dùng, các mẹ cũng cần chú ý một vài điều. Gạo nếp vốn chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp, chất này có thể gây nên chứng khó tiêu. Vì thế, trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy không nên ăn quá nhiều đồ nếp.

kieng do nep

Đặc biệt, những người mới trải qua ca phẫu thuật, người đang bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ. Nếu mẹ vẫn thắc mắc sau sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu thì tốt nhất, nên đợi sau khi vết mổ lành hẳn rồi hãy ăn nhé.

Chăm sóc sau khi sinh mổ như thế nào để vết thương nhanh lành?

  • Sau khi sinh mổ, sản phụ cần hết sức phòng tránh cảm cúm, hạn chế tối đa khi tiếp xúc với những người xung quanh đang bị cảm. Vì nếu bị cảm cúm trong lúc này, sức đề kháng của cơ thể giảm, vết thương do mổ đẻ sẽ lâu lành và dễ bị nhiễm trùng.
  • Sau 24 giờ nên cố gắng xoay trở người, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, nếu nằm quá lâu trên giường sản dịch sẽ bị ứ lại trong lòng tử cung dễ gây sốt, nhiễm trùng hậu phẫu… Vận động sớm cũng giúp tăng cường nhu động ruột tránh nguy cơ dính ruột về sau.

  • Khi đã xuất viện về nhà nếu vết mổ sưng hoặc tấy đỏ có dịch hoặc máu chảy ra từ vết mổ hoặc bị sốt, sản dịch hôi… sản phụ nên tái khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Để vết mổ được lành tốt, không nên sử dụng bất kỳ thuốc gì bôi lên vết mổ khi chưa được bác sĩ cho phép.

Hi vọng với bài viết trên của Bau.vn, đã giải đáp được thắc mắc của các bạn về vấn đề sau sinh mổ bao lâu ăn đồ nếp. Tốt nhất, mẹ bầu nên để vết thương được lành lại để tránh dị ứng, gây sẹo lồi hay kéo dài thời gian lành vết mổ.

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Mẹ nhiều sữa, con khỏe mạnh: 6 thực phẩm lợi sữa mẹ nên biết

    Mẹ nhiều sữa, con khỏe mạnh: 6 thực phẩm lợi sữa mẹ nên biết

    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có nguồn sữa dồi dào sau sinh. Bên cạnh việc nghỉ ngơi đầy đủ và cho con bú đúng cách, chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tiết sữa. Dưới đây là 6 loại thực phẩm giúp lợi sữa hiệu quả mà các mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.