Không cho trẻ F0 xông hơi, hãy làm theo điều này giúp con nhanh khỏi, không biến chứng

Theo cảnh báo của các bác sĩ, việc xông hơi cho trẻ nhỏ cực kỳ nguy hiểm, không nên thực hiện tại nhà. Do đó, trẻ F0 nên làm những điều này giúp nhanh chóng khỏi bệnh, không lo "hậu Covid-19".

Hiện tại, nhiều trẻ F0 điều trị tại nhà được cha mẹ cho xông hơi bằng các nguyên liệu như chanh, sả, gừng để tình trạng bệnh thuyên giảm. Thế nhưng, bác sĩ khoa Nhi khuyên bạn chỉ cần làm 1 điều này, trẻ sẽ nhanh khỏi và an toàn cho sức khỏe.

Cho trẻ F0 xông hơi là vô cùng nguy hiểm

Việc cho trẻ xông khi bị Covid-19 rất nguy hiểm, vì có thể khiến trẻ gặp những rủi ro sức khỏe khó lường. Vô tình, cha mẹ biến trẻ đang từ bệnh nhẹ thành bệnh nặng, tình trạng càng khó hồi phục hơn.

Bên cạnh đó, những nguy cơ trẻ có thể gặp phải khi xông hơi như:

Nguy cơ bỏng nặng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn có làn da non nớt, mong manh hơn người lớn rất nhiều. Vì thế, nếu xông hơi trước một nồi nước lớn đang sôi như vậy thì da của người lớn cũng dễ bị bỏng chứ không nói gì đến trẻ con, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Hậu quả có thể làm con bị bỏng, thậm chí dẫn tới bỏng nặng. Nhất là việc hơ mặt con nhỏ trước nồi xông sôi sùng sục trong toàn bộ thời gian xông thì nguy cơ đó chắc chắn sẽ xảy ra.

tre F0

Trẻ bị mất nước, mất điện giải

Việc xông hơi thường sẽ khiến cơ thể mất nước khá nhiều. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu, cho trẻ xông với nồi nước sôi sùng sục chính là đang tự gây nguy hiểm cho con.

Tổn thương niêm mạc đường hô hấp

Việc hít thở luồng khí nóng thường xuyên, liên tục trong một thời gian nhất định vô cùng quá sức đối với trẻ nhỏ. Việc để hơi nóng xông thẳng vào mũi sẽ khiến niêm mạc đường hô hấp của con bị khô, mỏng, ngày càng yếu hơn, dễ kích ứng, dẫn đến chảy máu mũi…

Chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, không lo biến chứng

Trong quá trình chăm sóc trẻ F0 tại nhà, có 5 điều cha mẹ không nên làm:

  • Không được tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho cho con.
  • Không được lạm dụng các loại vitamin, kể cả vitamin C hay multivitamin.
  • Không tự ý cho con dùng kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc kháng virus..
  • Không dùng các đơn thuốc được chia sẻ trên mạng.
  • Không chia sẻ đơn thuốc của trẻ cho người khác.

Về chất độ dinh dưỡng cho trẻ 

  • Đảm bảo cho con uống đủ nước mỗi ngày, cụ thể: Trẻ từ 0-6 tháng cần bú mẹ hoàn toàn; trẻ từ 7-12 tháng tuổi cần 800ml nước/sữa; Trẻ từ 1-3 tuổi cần 900ml; trẻ từ 4-8 tuổi cần 1.200ml; 9-13 tuổi cần 1.60-1.800ml; trẻ từ 14-18 tuổi cần 1.800-2.600ml.
  • Cha mẹ hãy cho con ăn đủ chất, tăng cường ăn trái cây, uống nước hoa quả… không được bỏ bữa.
  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu đang bú sữa mẹ thì cần tiếp tục bú kể cả mẹ đang là F0.

tre F0

Vệ sinh cho trẻ 

  • Cha mẹ không kiêng nước, cha mẹ cần vệ sinh, tắm rữa sạch sẽ cho con.
  • Chú ý vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn hoặc cồn.
  • Nếu trẻ bị chảy nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh thì cần vệ sinh mũi, nên dùng khăn mềm lau sạch là được.

Cách hạ sốt cho trẻ khi sốt trên 38.5 độ

  • Chườm hạ sốt bằng khăn ấm.
  • Uống thuốc hạ sốt có chứa paracetamol với liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần.
  • Bù nước bằng nước ép, nước lọc ấm, điện giải…
  • Sau hai lần dùng thuốc hạ sốt mà không đỡ, cha mẹ cần báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để được xử lý.

tre F0

Những đồ cần thiết cho trẻ điều trị Covid-19 

  • Khẩu trang.
  • Nước muối sinh lý.
  • Nước sát khuẩn.
  • Nhiệt kế.
  • Thuốc hạ sốt dạng uống, đặt hậu môn, Oresol, thuốc ho, vitamin tổng hợp.
  • Máy đo SpO2 cầm tay.

Khi có các biểu hiện bất thường, bạn nên liên hệ với các đơn vị quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để tránh những điều đáng tiếc.

Nguồn : bau.vn

  • Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.
  • Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mùa hè đến là thời điểm ghi nhận được số ca trẻ em đuối nước lớn nhất hàng năm. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần biết những biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ để tránh xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
  • Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.
  • Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Dị vật đường thở (DVĐT) hay hít phải vật lạ vào đường thở, đối với trẻ em, đây là những bất trắc khó lường, bởi hạn chế từ ý thức và nhận thức của lứa tuổi. Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp không được xử lý kịp thời, đã để lại hậu quả tổn thương não vĩnh viễn và có thể dẫn đến tử vong.
  • Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Mùa hè với thời tiết hanh khô, oi bức, bé thường gặp các bệnh lý ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa gây khó chịu. Dưới đây là 9 loại lá tắm cực hiệu quả cho trẻ nhỏ mà các mẹ nên biết.
  • Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Chảy máu ở mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, sơ cứu ban đầu là điều rất quan trọng có thể giúp cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ