Làm thế nào để cải thiện tình trạng bé bỏ bú bình, mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích ngay trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!
Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình
1. Trẻ thích bú ti mẹ
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú bình đó chính là thích ti mẹ. Như các mẹ đã biết, ti bình được làm bằng chất liệu nhựa và không được mềm mại như ti thật của mẹ. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ không thích bú bình. Khi bú ti mẹ, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với bình cứng, hơn nữa trẻ cũng sẽ cảm nhận được hơi ấm từ cơ thể mẹ trong quá trình bú sữa trong lòng mẹ và cảm nhận này sẽ không được trẻ tìm thấy khi bú bình.
2. Người cho bú bình không phải là mẹ
Nhiều bà mẹ khi trở lại đi làm dường như không có nhiều thời gian để chăm sóc cho và cho con bú. Thông thường ở những trường hợp này, mẹ thường thuê người chăm bé hoặc nhờ ông bà trông cháu. Chính sự thay đổi đột ngột này đã khiến trẻ có cảm giác lạ lẫm, không quen thuộc như mẹ cho trẻ ăn. Sự thay đổi người này làm trẻ có phản ứng không chịu bú bình như mẹ thường thấy.
3. Trẻ chưa kịp thích nghi với việc bú bình
Việc thay đổi đột ngột từ việc bú sữa mẹ sang việc bú bình khiến trẻ không kịp thích nghi, từ đó dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh đó, do lúc này hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn con khá yếu và non nớt vì vậy sữa công thức cũng giống như một loại thức ăn lạ khiến trẻ khó lòng nào chấp nhận chúng ngay.
Ngoài ra, việc bé bỏ bú bình sau khi đã bú được một thời gian nhất định cũng có thể do loại sữa mẹ thay đổi không phù hợp với bé. Có thể trẻ đang cảm thấy mùi vị của sữa khi được pha vào trong bình khác lạ. Vì vậy, tình trạng này xảy ra cũng là một điều dễ hiểu.
4. Trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng cũng là lý do khiến trẻ không chịu bú bình. Bởi lúc này trẻ sẽ cảm giác ngứa ở nướu do răng chuẩn bị mọc và trẻ chỉ muốn cắn thật chặt vào các đồ vật như núm bình chứ không chịu bú sữa từ bình.
Cách khắc phục tình trạng bé bỏ bú bình hiệu quả cho mẹ tham khảo
1. Cho trẻ bú bình có núm mềm
Để cho bé tập làm quen với việc tập bú bình, tốt nhất cha mẹ nên lựa chọn những loại bình bú có núm mềm để trẻ có cảm giác gần và thật nhất so với ti mẹ. Trong trường hợp này, cha mẹ không nên nóng ruột mà hãy để cho con tập làm quen một cách từ từ. Có thể ban đầu trẻ sẽ ngậm núm một hồi lâu sau đó mới chịu mút sữa hoặc chỉ mút một lượng sữa nhỏ.
2. Bố sẽ là người cho bé bú bình
Thay vì để những người lạ hay những người ít tiếp xúc với trẻ, mẹ hoàn toàn có thể nhờ bố cho bé ăn vì bố cũng là người thường xuyên bế trẻ. Bố và mẹ có thể thay phiên nhau tranh thủ cầm bình cho bé bú trước khi đi làm hoặc ngay sau khi tan làm về.
Bên cạnh đó, đối với những bé đang trong giai đoạn mọc răng sữa, mẹ cũng có thể cho trẻ chơi với bình bú thường xuyên để con cảm thấy thích nghi với chúng hơn. Khi bắt đầu thích nghi, trẻ sẽ không còn cảm thấy lạ lẫm hay khó chịu khi phải thay đổi từ ti mẹ sang ti bình nữa.
3. Lựa chọn sữa công thức phù hợp với trẻ
Mẹ nên cho bé tập làm quen trước với các loại sữa ngay khi đang bú sữa mẹ, điều này sẽ giúp trẻ làm quen nhanh chóng bằng cách vừa cho con bú sữa mẹ vừa cho con nhâm nhi một ít sữa pha. Nếu trẻ không thích sữa ngoài, mẹ cũng có thể vắt thêm sữa của mình và cho vào trong bình để trẻ có thể dần dần làm quen với các loại sữa công thức.
Nguồn : bau.vn