Montessori là gì? Tại sao nhiều trường đi theo phương pháp giáo dục này?

Hiện nay, Montessori không còn là khái niệm quá xa lạ đối với các ba mẹ. Đây là chương trình giáo dục nổi tiếng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

Ra đời từ một trường học trong khu ổ chuột, phương pháp giảng dạy của nhà giáo dục Ý Maria Montessori đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Phương pháp này là gì, tại sao hiện nay nhiều trường lại áp dụng nó như vậy?

Một số điều bố mẹ cần biết về Montessori

Năm 1907, Tiến sĩ Montessori được mời giảng dạy tại khu tái định cư ổ chuột, San Lorenzo, Ý. Nhận thấy trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các đồ vật được thiết kế trợ giúp cảm nhận của giác quan, bà đã phát triển ra một phương học dạy và học phù hợp đặc tính của trẻ.

montessori

Montessori tập trung cho trẻ từ 2-6 tuổi. Phương pháp này tạo ra môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp. Các giáo cụ và phòng học được bố trí chuyên biệt, đưa việc tôn trọng trẻ lên hàng đầu. Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ, cho trẻ phát triển tùy theo khả năng riêng của mình.

Phương pháp giảng dạy

Đặc điểm nổi trội của Montessori là nhấn mạnh đến tính tự lập, tự do cho trẻ. Tuy nhiên mọi thứ được đặt ra trong khuôn khổ cho phép. Học sinh được áp dụng kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ, hiện đại. Bé không chỉ được học kiến thức mà còn phát triển tâm sinh lý tự nhiên. Trẻ em nếu được tự do chọn lựa hoạt động trong môi trường phù hợp, chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mình.

montessori

Thông thường các lớp học Montessori sẽ ghép các lứa tuổi lại với nhau. Trẻ 2 hay 3 tuổi đến 6 tuổi sẽ được học chung lớp. Các em được tự do lựa chọn hoạt động trong khuôn khổ giáo viên đã sắp xếp. Trẻ không bị ngắt quãng trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, các em được trải nghiệm thực tế các học cụ, mô hình thay vì chỉ nghe lời kể của giáo viên.

5 lĩnh vực của Montessori

  • Thực hành cuộc sống: Nội dung này hướng tới việc tạo ra môi trường học tập độc lập cả về trí tuệ và thể chất. Trẻ được học các bài học đời thường, ví dụ như chăm sóc bản thân và môi trường xung quanh. Khu gặp các vướng mắc, trẻ được kích thích trí tuệ và tự giải quyết nó. Một số bài học tiêu biểu như cách mặc quần áo, tưới cây, kiểm soát hành động hoặc phép ứng xử…
  • Cảm quan: Montessori thiết kế các bài học về xúc giác, thị giác, thính giác và khứu giác. Bé có thể học phân biệt hình dạng, màu sắc, cảm nhận bề mặt hay phân biệt các loại mùi…
  • Ngôn ngữ: Đây là một trong số những điều mà phương pháp này chú trọng. Trẻ được phát triển ngôn ngữ ở 4 phương diện (nghe, nói, đọc, viết). Mọi bài học được thiết kế tuy đơn giản nhưng đảm bảo tinh tế, dễ thực hành.
  • Toán học: Từ 0-6 tuổi là độ tuổi phù hợp cho bé tiếp thu kiến thức toán học cơ bản. Phương pháp này nhấn mạnh các hoạt động thực hành như hình học, đếm, tính toán…giúp bé làm quen chuẩn bị cho giai đoạn sau này.
  • Văn hóa: Đây là nội dung không thể thiếu trong Montessori. Trẻ được tiếp cận văn hóa lịch sử ngay từ khi còn bé. Thông qua các giáo cụ sinh động, bé có thể tăng khả năng ghi nhớ và hiểu biết của mình.

Trường học Montessori

Hiện nay, mô hình Montessori được đưa vào nhiều trường học. Các lớp mẫu giáo và tiền tiểu học thường có số lượng ít học sinh, pha trộn các độ tuổi học cùng lớp. Bàn ghế trong lớp được thiết kế dành riêng cho từng cá nhân hoặc nhóm. Trẻ có thể tự do lựa chọn hoạt động mà chúng yêu thích.

montessori

Đối với lớp tiểu học, số lượng học sinh nhiều hơn. Các quy mô và chủ đề của bài học được mở rộng hơn. Trẻ cũng được thực hành và khám phá môi trường sống xung quanh nhiều hơn.

Montessori cũng dần được đưa vào các trường trung học cơ sở và phổ thông. Tuy nhiên nó không phổ biến bằng các trường tiểu học và mẫu giáo.

10 năm trở lại đây, phương pháp giảng dạy này phổ biến nhiều hơn ở Việt Nam. Các trường mẫu giáo lấy tên Montessori để đi theo hình thức này. Các bậc phụ huynh cần nghiên cứu và cân nhắc các yếu tố khác nhau để lựa chọn môi trường tốt nhất cho con mình.

Nguồn : bau.vn