Nhận diện ADHD – rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.

Rối loạn tăng động giảm chú ý luôn là nỗi lo của các ông bố bà mẹ. Nhiều phụ huynh chưa phân biệt được sự hiếu động và chứng tăng động giảm chú ý của con. Về lâu dài, hiện tượng này sẽ cản trở con trong quá trình phát triển và giao tiếp xã hội.

ADHD là gì?

ADHD là viết tắt của Attention Deficit – Hyperactivity Disorder. Theo thuật ngữ y khoa gọi đây là “rối loạn tăng động giảm chú ý”. ADHD được xem như là một rối loạn phát triển thần kinh. Các rối loạn xuất hiện sớm trong thời thơ ấu. Biểu hiện rõ rệt của ADHD là trước khi vào học,làm giảm sự phát triển các kỹ năng cá nhân, xã hội, học tập của trẻ.

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý liên quan đến những khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, hoặc áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin cụ thể. ADHD liên quan đến rối loạn chức năng ở một hoặc nhiều điều sau đây: chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội. Bên cạnh đó nó cũng dẫn đến tự kỷ, rối loạn học tập và chậm phát triển trí tuệ.

tang dong giam chu y

Tỉ lệ trẻ bị rối loạn thay đổi tùy theo từng quốc gia. Một tổng hợp từ 102 nghiên cứu ở các vùng khác nhau trên thế giới cho thấy khoảng 6,5% trẻ em và khoảng 2,7% thiếu niên có rối loạn này.

Biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Hiếu động quá mức

Dấu hiệu trẻ tăng động phổ biến và nhận biết dễ nhất là sự hiếu động, nghịch ngợm thái quá. Trẻ có thể nghịch mọi thứ, luôn tay luôn chân, rất khó chịu khi phải ngồi yên một chỗ, thích leo trèo, chạy nhảy khắp nơi mà không biết mệt. Trong lớp, trẻ tăng động cũng không ngừng cựa quậy, làm ồn, gây ảnh hưởng đến cô giáo và các bạn.

Dễ tức giận, nổi nóng

Trẻ tăng động thường dễ nổi nóng, giận dữ và khó kiềm chế cảm xúc của bản thân. Vì vậy, trẻ rất dễ cáu gắt hay giận hờn vô cớ, dẫn đến xô xát. Thậm chí trẻ sẽ đánh bạn hoặc chính những người thân trong gia đình. Điều này khiến trẻ bị xa lánh, cô lập và không có bạn.

tang dong giam chu y

A bored child refusing to cooperate with his private teacher while doing homework.

Thiếu tập trung chú ý

Một biểu hiện trẻ tăng động cũng khá thường gặp là sự thiếu tập trung, chú ý. Trẻ thường xuyên lơ đãng, mơ màng và không quan tâm đến bất cứ điều gì. Ngay cả khi nói chuyện trực tiếp với bố mẹ, thầy cô, bạn bè, trẻ cũng thiếu tập trung và không thể nhớ chủ đề của đoạn hội thoại đó. Các dấu hiệu trẻ tăng động kèm giảm chú ý thường là:

  • Trẻ tăng động thường không tập trung trong lớp.
  • Gặp khó khăn khi phải lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc thực hiện một việc gì đó trọn vẹn.
  • Có thể thích rất nhiều thứ, nhưng không được lâu.
  • Không đủ kiên trì, thường bỏ dở hoặc quên mất việc mình đang làm.
  • Rất dễ bị phân tâm dù chỉ là tiếng động nhỏ hay một đồ vật đặt trước mặt.

Vụng về, vội vàng là biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ

Đây là một trong những dấu hiệu trẻ tăng động. Điển hình là tính hấp tấp, vội vàng, bất cẩn và không quan tâm đến hậu quả của việc mình đang làm. Trẻ rất khó chờ đến lượt của mình. Các em thường trả lời khi người khác chưa hỏi xong hoặc phá đám các bạn đang chơi đùa. Sự vội vàng, bất cẩn cũng khiến trẻ mắc lỗi khi làm bài tập hoặc thực hiện các công việc khác dù đã được nhắc nhở nhiều lần. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ lười và kém thông minh.

tang dong giam chu y

Bỏ dở, quên việc giữa chừng

Trẻ tăng động rất dễ bỏ dở hoặc quên mất các công việc mình phải làm giữa chừng, đặc biệt là những nhiệm vụ đòi hỏi tư duy, suy đoán, con số hay tìm tòi. Ví dụ như đang học bài, trẻ có thể bỏ đi chơi một cách rất vô thức. Vì vậy, phải hoàn thành bài tập, ngồi trên ghế trong một khoảng thời gian hay nghe giảng trọn vẹn một tiết học… đều là những nhiệm vụ khó khăn với trẻ tăng động. Trẻ sẽ cố gắng vặn vẹo, xoay người hoặc tự ý bỏ dở để chọn những thứ yêu thích gần đó.

Chậm nói – biểu hiện điển hình của tăng động giảm chú ý

Chậm nói hoặc gặp vấn đề với ngôn ngữ là một dấu hiệu trẻ tăng động. Trẻ có thể phát triển khả năng nói bình thường trong những năm đầu Tuy nhiên đến thời điểm nhất định sẽ gặp các vấn đề trong việc tổ chức, sắp xếp từ ngữ. Trẻ cũng khó khăn trong việc diễn đạt bằng lời nói. Thực tế cho thấy, tình trạng trẻ tăng động chậm nói ngày càng nhiều. Điều này gây ra không ít hạn chế trong giao tiếp, học tập và cuộc sống.

Nên làm gì khi trẻ mắc ADHD

Thực tế, trẻ tăng động gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, quan tâm đúng mức và can thiệp sớm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ tăng động hòa nhập với cộng đồng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn dạy trẻ tốt hơn:

  • Hỗ trợ và tư vấn gia đình cách quan tâm đến trẻ: Cha mẹ cần dành thời gian hơn trong việc quan tâm và nhắc nhở trẻ. Nhất là việc thống nhất cách nuôi dạy trẻ.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: Giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm. Bố mẹ hãy nêu những hành vi tốt mà ta mong đợi ở trẻ. Bố mẹ cũng nên chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm. Đặc biệt, hãy khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.

  • Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội: Giúp trẻ dễ dàng hòa minh vào cuộc sống và môi trường học tập.
  • Trò chơi trị liệu phù hợp: Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi… Không nên chơi những trò chơi kích thích ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Việc đi bộ, tập thư giãn tốt cho trẻ sẽ giúp làm giảm hiệu quả mức độ tăng hoạt động ở trẻ.

Khi các triệu chứng đã rõ ràng và kéo dài, bố mẹ nên cho trẻ điều trị tâm lý. Không nên dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều trị sớm ADHD sẽ là biện pháp tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sau này.

Nguồn : bau.vn