5 nguyên tắc vàng khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ hậu Covid-19

Biếng ăn ở trẻ luôn là nỗi lo của nhiều cha mẹ. Hậu Covid-19, tình trạng biếng ăn càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy cha mẹ cần làm gì?

Biếng ăn ở trẻ không còn là một hiện tượng xa lạ. Tuy nhiên sau đại dịch Covid-19, nhiều bố mẹ lâm vào tình trạng lo lắng khi con vốn đã biếng ăn nay lại càng lười ăn uống hơn. Dưới đây là 5 nguyên tắc vàng khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ hậu Covid-19.

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lí – nguyên tắc vàng trị biếng ăn ở trẻ

Theo thống kê, cứ 4 trẻ em và thanh thiếu niên bị Covid-19 thì có một người thay đổi vị giác và khứu giác. Nhiễm Covid ảnh hưởng rất nhiều đến hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh và thể chất của trẻ. Chế độ ăn uống khoa học và hợp lí sẽ đẩy lùi các biến chứng hậu Covid ở trẻ. Một chế độ ăn hợp lí sẽ cải thiện các chức năng của cơ thể.

bieng an o tre

Cha mẹ cần lưu ý xây dựng thực đơn ăn khoa học cho trẻ. Một bữa ăn cần đầy đủ 4 nhóm chất béo, vitamin và khoáng chất, tinh bột và đạm. Cha mẹ nên tăng các thực phẩm protein như thịt, cá, trứng…để tái tạo các tế bào mô. Các thực phẩm này cũng sẽ giúp cơ thể bé sản xuất kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus.

Khi nấu đồ ăn cho trẻ, các mẹ lưu ý không cho quá ngọt hoặc nhiều muối. Các thực phẩm chế biến sẵn và nước uống có gas cũng nên hạn chế. Những thực phẩm này sẽ tác động đến vị giác và thể trạng của trẻ.

2. Lựa chọn thực phẩm trị các triệu chứng hậu Covid-19 cho trẻ

Hậu Covid-19, nhiều trẻ thường bị ho, buồn nôn và mất vị giác. Nếu trẻ còn ho, mẹ nên lựa chọn các món dễ ăn và mùi vị đơn giản, hợp khẩu vị. Các món cháo và súp sẽ là một gợi ý dinh dưỡng và đủ chất mẹ nên làm. Bên cạnh đó mẹ cũng nên cho trẻ uống nước ấm để giảm đờm và dịu họng. Mẹ có thể dùng các bài thuốc từ gừng, mật ong để xoa dịu cơn ho cho trẻ. Lưu ý khi trẻ bị ho cha mẹ nên hạn chế cho con ăn thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường và đồ ăn lạnh.

bieng an o tre

Buồn nôn cũng là một triệu chứng hậu Covid-19 dẫn đến biếng ăn ở trẻ. Nước hầm rau củ, nước luộc gà là những loại canh tốt để làm dịu cơn buồn nôn. Thời gian này mẹ nên cho bé uống nhiều nước, chia làm từng ngụm nhỏ. Đặc biệt hạn chế uống nước ngọt có chứa caffein và sữa.

Nếu trẻ chưa lấy lại vị giác, cha mẹ nên thiết kế các món ăn bắt mắt, hấp dẫn cho trẻ. Mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa và thay đổi thực đơn liên tục. Mẹ nên lựa những món hàng ngày bé thích để kích thích vị giác con trở lại nhanh hơn.

3. Giữ thói quen sinh hoạt thường ngày để khắc phục biếng ăn ở trẻ

Nhiều cha mẹ có xu hướng thay đổi thói quen sau khi con bị Covid-19. Tuy nhiên theo chuyên gia điều này là không nên. Mẹ nên cho con giữ nếp sinh hoạt thường ngày. Dù hậu Covid trẻ thường mệt mỏi và thèm ngủ hơn thường ngày nhưng ăn uống cần đúng giờ giấc. Cha mẹ nên cho bé ăn đủ bữa và đúng giờ. Việc giữ gìn thói quen sẽ giúp con ăn uống ngon miệng, vào nếp hơn.

bieng an o tre

4. Không ép con ăn, không tẩm bổ quá nhiều

Sau khi trẻ mắc Covid-19, nhiều cha mẹ luôn ra sức ép con ăn. Việc ép ăn không những không khiến trẻ ăn nhiều mà còn phản tác dụng. Các bé sẽ quấy khóc, mệt mỏi và mất sức nhiều hơn. Việc ép ăn hay quát mắng sẽ khiến bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh với con. Thay vào đó, mẹ nên cho con ăn thành từng bữa nhỏ. Mỗi bữa cha mẹ nên để con cùng ngồi ăn với gia đình. Hãy cho con ăn các món ưa thích và ăn số lượng tùy chọn. Tuy nhiên mỗi bữa nhỏ vẫn cần đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này sẽ khiến trẻ hứng thú và đỡ biếng ăn hơn.

Một nguyên tắc khác dành cho cha mẹ là không tẩm bổ cho con quá nhiều. Đông trùng hạ thảo, tổ yến hay các bài thuốc trên mạng đều cần sử dụng điều độ và hợp lí. Theo các chuyên gia, trẻ em 1 – 3 tuổi chỉ nên dùng 1 – 2 gam tổ yến mỗi lần. Trẻ từ 3 – 12 tuổi có thể dùng 3 – 4 gam tổ yến mỗi lần. Lưu ý chỉ dùng tối đa 3 lần/ tuần để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

5. Cho trẻ dùng men vi sinh, vitamin tổng hợp

Sức khỏe thể chất của trẻ bị suy giảm nhiều sau khi nhiễm virus. Cha mẹ nên cho trẻ uống men vi sinh để hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt hơn. Men vi sinh cũng kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Các vitamin tổng hợp, canxi, kẽm sẽ giúp hệ hô hấp, thần kinh của trẻ phục hồi.

Một nguyên tắc chung cho cha mẹ khi con biếng ăn là không nên sốt ruột hoặc lo lắng. Cha mẹ cần kiên nhẫn và cùng con vượt qua giai đoạn hậu Covid-19 này. Hãy nhớ 5 nguyên tắc trên để con thật khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    “Đốt 3 tuổi” là cách gọi dân gian chỉ giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, thường kéo dài từ khi con được khoảng 6 tháng tuổi cho đến mốc 3 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể và trí não trẻ phát triển vượt bậc, nhưng cũng là lúc sức đề kháng chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa nhạy cảm và tâm sinh lý có nhiều biến động. Chính vì vậy, không ít cha mẹ gặp phải tình huống con thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí khó chăm sóc hơn hẳn các giai đoạn khác.
  • Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia nhi khoa, một chế độ ăn khoa học – đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ ốm vặt. Trong số đó, có 7 loại thực phẩm được ví như “vàng dinh dưỡng” mà cha mẹ nên bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?
  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]