Mẹ nhớ kỹ 4 cách tăng cường hệ tiêu hóa để con lớn khỏe, lớn nhanh

Hệ tiêu hóa của trẻ đang ở mức độ phát triển nên chưa thể hoàn thiện như người lớn. Do đó, mẹ cần tăng cường hệ tiêu hóa để trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Tăng cường hệ tiêu hóa để trẻ ăn ngon hơn, phát triển toàn diện và tăng căng cường hệ miễn dịch. Mẹ hãy cùng Bau.vn tìm hiểu 4 cách giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh thông qua bài viết dưới đây!

4 cách tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ

1. Bổ sung lợi khuẩn tăng cường “sức khỏe” tiêu hóa

Lợi khuẩn là các vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa, ức chế nhiều tác nhân gây bệnh khác. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nơi có tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Các lợi khuẩn nằm ở màng nhầy niêm mạc ruột và phối hợp cùng hệ miễn dịch để ngăn chặn các tác nhân ngoại lai. Để tăng cường hệ tiêu hóa, mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ 2 – 6 tuổi bằng các thực phẩm lên men tự nhiên: sữa chua, phô mai, sữa bổ sung lợi khuẩn…

tang cuong he tieu hoa

Bên cạnh đó mẹ cũng đừng quên bổ sung những vi chất thiết yếu cho cơ thể như: kẽm, sắt, vitamin, khoáng chất. Các chất này giúp bé khỏe mạnh, ăn ngon, hạn chế các vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ lưu ý cần cân đối dinh dưỡng, tránh vì lo lắng con thiếu chất mà cho trẻ uống thuốc bổ, thực phẩm chức năng vô tội vạ.

2. Tăng cường hệ tiêu hóa bằng cách thêm chất xơ vào thực đơn

Chất xơ rất quan trọng với hệ tiêu hóa vì hạn chế táo bón, giúp ruột khỏe mạnh. Trẻ từ 2 tuổi trở lên cần bổ sung lượng chất xơ = tuổi của bé + 5g mỗi ngày. Ví dụ bé 3 tuổi cần được cung cấp 8-12g chất xơ/ngày. Thực phẩm chứa chất xơ cực kỳ đa dạng, tập trung nhiều trong rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ nên thiết kế khẩu phần tăng lượng xơ dần dần để hệ tiêu hóa có thời gian làm quen nhé. Thừa chất xơ sẽ khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, giảm khả năng tiêu hóa.

tang cuong he tieu hoa

3. Chia nhỏ khẩu phần ăn để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa

Muốn tăng cường năng suất hệ tiêu hóa thì nên để bé ăn nhiều bữa trong ngày. Trẻ 2-6 tuổi nên ăn 3 bữa chính và ít nhất 2 bữa phụ trong ngày. Mỗi bữa ăn cách nhau 2-3 tiếng để hệ tiêu hóa có thời gian nghỉ ngơi, không bị quá tải trong một lần nạp. Ăn quá nhiều dễ gây rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, đau bụng. Mẹ nên rèn thói quen ăn chậm, nhai kỹ để enzyme trong nước bọt hòa trộn đều với thức ăn, hỗ trợ giải phóng chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

4. Tăng cường hệ tiêu hóa bằng cách cho trẻ uống đủ nước

Bé cần uống đủ nước nhưng mẹ lưu ý không nên cho bé uống trong quá trình ăn. Tốt nhất là cho con uống một ít nước trước khi ăn 15 phút và sau khi ăn 30 phút. Nếu bé không thích uống nhiều nước thì mẹ có thể dùng nước ép hoặc các loại quả mọng ngon miệng.

tang cuong he tieu hoa

Tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ có lợi ích gì?

Cỗ máy kỳ diệu mang tên hệ tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc của con trẻ.

  • Cung cấp dinh dưỡng: Đây là nơi xử lý, rút dinh dưỡng từ thức ăn để cung cấp dưỡng chất cho toàn cơ thể. Hệ thống tiêu hóa chuyển hóa chất đạm béo, đường, vitamin, khoáng chất trong thức ăn thành dưỡng chất mà các tế bào có thể sử dụng. Tiêu hóa tốt đảm bảo cơ thể bé đủ chất, phát triển khỏe mạnh.
  • Hệ miễn dịch: Khoảng 70% hệ thống miễn dịch “đóng quân” tại hệ tiêu hóa. Lý do rất dễ hiểu, đây là nơi tiếp nhận vật chất bên ngoài cơ thể – vốn chứa nhiều tác nhân gây bệnh cần bị tiêu diệt. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp các tế bào miễn dịch làm việc hiệu quả mà còn giúp lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Lợi khuẩn là các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Chúng trực tiếp ức chế nhiều hại khuẩn, nấm và virus gây bệnh khác.

Để tăng cường hệ tiêu hóa, cha mẹ không nên ép con ăn quá nhiều. Tốt nhất, nên cân đối dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo và cho trẻ vận động để kích thích hệ tiêu hóa.

 

Nguồn : bau.vn