Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc hội chứng bàn chân bẹt, cha mẹ nên biết sớm

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ vô cùng phổ biến, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng tới thần kinh cột sống và sự phát triển sau này của trẻ.

Nhiều cha mẹ thường lơ là những bước đi của trẻ, chính vì điều đó mà chúng ta lãng quên đi hội chứng bàn chân bẹt- hội chứng phổ biến ở trẻ. Cha mẹ hãy cùng Bau.vn tìm hiểu hội chứng này là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ là gì?

Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào. Một số trẻ bụ bẫm nhìn cũng dễ nhầm lẫn với bàn chân bẹt. Dị tật này ở đa số trẻ sẽ tự hết lúc 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.

Trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, không lõm hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng.

ban chan bet

Công dụng của vòm bàn chân sẽ giúp cho chúng có thể chịu được lực, cần bằng và đi lại nhẹ nhàng. Thông thường, người có hệ thống dây chằng lỏng lẻo sẽ dễ bị dị tật bàn chân, khi bàn chân in trên cát hoặc 1 mặt phẳng sẽ không có chỗ khuyết như dấu chân thông thường.

Các nguyên nhân dẫn tới hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc đi dép xăng-đan có phần đế lót bằng phẳng từ khi còn bé. Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân, cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt. Đây cũng là một tật có yếu tố di truyền vì ở nhiều gia đình, cả bố mẹ và con đều mắc chứng bàn chân bẹt.

ban chan bet

Thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số mắc chứng chân bẹt tùy theo cấp độ, có hoặc không kèm theo giãn hoặc rách gân cơ chằng sau. Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau, đến một thời điểm nào đó khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng thì người bệnh sẽ đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng hay thắt lưng.

Ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển?

Người có bàn chân bẹt khi đi lại, phần cạnh trong của bàn chân (vòm) có khuynh hướng áp sát xuống đất, khiến bàn chân có thể bị biến dạng về lâu dài. Khi chạy nhảy, người có bàn chân bẹt dễ bị ngã vì bàn chân không đủ linh động, khi chạm chân xuống đất, cùng lúc gót sẽ vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân bị ảnh hưởng, tác động không tốt đến khả năng chạy nhảy.

ban chan bet

Ngoài ra, còn khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, các khớp gối cũng xoay và lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối sớm.

Sự lệch trục cơ thể cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ. Vấn đề này nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái, khiến ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên cạnh, gây gai gót chân, viêm cân gan chân…

Cách nhận biết trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt

Khi trẻ dưới 2 tuổi đều có triệu chứng bàn chân bẹt. Nhưng từ khi 3 tuổi trở lên vòm bàn chân sẽ bắt đầu hình thành. Do đó, cha mẹ có thể kiểm tra cho con từ khi trẻ bắt đầu lên 3 bằng các cách sau đây.

Cách 1: Cho con in dấu chân

Làm ướt bàn chân của trẻ (bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ), sau đó yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc phần gạch ngoài sân sao cho nhìn rõ dấu chân.

Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì khả năng cao trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm cong thì bố mẹ có thể yên tâm.

Cách 2: Cho trẻ bước đi trên cát

Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và ngược lại, nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Cách 3: Sử dụng tay kiểm tra

Dùng trực tiếp ngón tay của bố mẹ mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Các bài tập hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt cho trẻ

Bài tập 1: Lăn chân với bóng tennis hoặc golf

  • Cho bé gồi vững trên ghế và đặt một quả bóng tennis hoặc golf dưới lòng bàn chân trái.
  • Dùng chân để lăn bóng, tập trung vào khu vực vòm bàn chân. Lưu ý: Duy trì tư thế ngồi thẳng lưng.
  • Thực hiện thao tác trên liên tục trong vòng 2 – 3 phút rồi đổi bóng sang chân phải và lặp lại bài tập.

Bài tập 2: Thực hiện lăn chân với khăn

  • Mẹ cho bé ngồi vững vàng trên ghế với độ cao vừa phải và trải một tấm khăn dưới lòng bàn chân.
  • Ghì chặt gót chân xuống sàn, đồng thời uốn cong các đầu ngón chân để chà lên khăn.
  • Dùng lực nâng vòm bàn chân lên trong lúc chà khăn. Lưu ý phần xương khớp ngón chân luôn tiếp xúc với khăn.
  • Lặp lại bài tập 10 – 15 lần rồi đổi chân.

Ngoài ra, bạn có thể tìm mua các vật dụng hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt hoặc đưa trẻ đi triệu liệu chỉnh hình tại các bệnh viện chuyên khoa. Cha mẹ cần chú ý tới các thói quen di chuyển của con, để phát hiện sớm hơn.

Nguồn : bau.vn