Nuôi chó mèo: Làm sao để an toàn với trẻ?

Nuôi chó mèo có thể đem lại nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng nhiều gia đình vẫn băn khoăn về cách phòng tránh rủi ro.

Từ thành phố đến miền quê, việc nuôi chó mèo và coi chúng như thành viên trong gia đình là chuyện phổ biến. Trẻ em được tiếp xúc sớm với chó mèo giúp hệ miễn dịch của bé được nâng cao. Tuy nhiên cũng có những nguy hiểm xảy ra khi cho trẻ tiếp xúc gần với thú cưng. Bài viết này sẽ mách bạn những giải pháp an toàn khi nuôi chó mèo sau đây: 

Dành thời gian quan tâm đến vật nuôi

1. Chăm sóc thú cưng:

Chó mèo đều phải tiêm phòng ngừa dại đủ số lần và đi khám định kì. Gia đình nên triệt sản cho chúng.

nuoi cho meoQuan tâm tới thú cưng về vấn đề vệ sinh tắm rửa, cắt tỉa lông và móng tay sạch sẽ.  Và nên tạo ổ, nơi ẩn náu an toàn cho vật nuôi. Tuyệt đối không cho chó, mèo ăn thịt sống, ngăn chặn chúng ăn rác thải ngoài đường. 

2. Khi nuôi chó mèo hãy huấn kuyện chúng:

Hãy giành thời gian tham khảo trên mạng vấn đề dạy dỗ chó mèo. Những lệnh đơn giản chó mèo phải thuần phục như ngồi xuống, chờ đã hoặc dừng lại,..

huan luyen

Thái độ và lời nói của chủ nhân phải rõ ràng để chó mèo biết vâng lời. Nếu chó của bạn thuộc dạng năng động, hãy chăm dắt chúng đi dạo để giải tỏa.

Đọc vị trước những trường hợp xảy ra khi nuôi chó mèo

1. Trẻ con rất hay táy máy 

Hai bộ phận nhạy cảm của chó mèo là đuôi và tai. Trẻ lại rất thích kéo nghịch bộ phận này của chó mèo. Nên huấn luyện và cho chó mèo quen với việc bị người nhà nghịch vào đuôi và tai.

meo va bePhụ huynh cần quan sát khi trẻ hơi quá khích khi đụng vào hai vị trí này của thú cưng. 

2. Trẻ con thích ngồi đè lên người vật nuôi

nuoi cho meoTrẻ con luôn có sở thích leo trèo và đè lên mọi thứ. Chính vì thế bạn hãy huấn luyện cho thú cưng chịu áp lực khi bị đồ vật gì đó để lên người. Sau mỗi lần như vậy phụ huynh hãy thưởng cho thú cưng ăn vặt. 

3. Trẻ con thường nghịch bát ăn của vật nuôi

cho meo anChó mèo thường hung dữ khi bị ai đó sờ vào bát ăn. Phụ huynh hãy thường xuyên xoa đầu khi xê dịch bát ăn và lấy bớt đồ ăn trong bát của chúng. Lặp lại hành động này hàng ngày như một điều quen thuộc với thú cưng. 

Khi nuôi chó mèo nê dành thời gian và tạo không gian cho chó mèo làm thân với bé: 

1. Cho vật nuôi làm quen với mùi của em bé

Nếu gia đình bạn nuôi thú cưng từ trước khi có em bé, hãy để đồ dùng có mùi của bé quanh khu vực nằm của chúng. Điều đó khiến thú cưng quen với mùi của bé và không còn hung dữ. 

Ngay khi đón bé về nhà sau khi sinh, bạn nên chủ động gọi thú cưng và xoa đầu chúng. Bạn hãy cho chúng ngửi bé ở một khoảng cách an toàn để làm quen. 

2. Tạo không gian riêng và không gian chung khi nuôi chó mèo

Gia đình cần vạch rõ những vùng thú nuôi không được phép tới gần. Nếu thú cưng không nghe lời hãy nghiêm khắc phạt chúng. Nhắc nhở nhiều lần hoặc mua những cái vật chắn, rào nhỏ để dần dà chúng hình thành thói quen. Bên cạnh đó gia đình nên tạo ra nhiều không gian chung an toàn cho bé và thú cưng gần nhau hơn. 

be va cho3. Dạy trẻ tự mình chăm sóc chó mèo và bảo vệ bản thân 

Cầm tay chỉ việc cho bé chăm sóc vật nuôi như đổ thức ăn, chải lông, quét dọn,.. Đi khám cho chó mèo phụ huynh nhớ đưa trẻ đi cùng và giải thích về sự tương đồng của trẻ với thú nuôi. Có thể trẻ sẽ học được cách quan tâm và chăm sóc thú cưng. 

cho anDạy trẻ không dùng bạo lực, hù dọa khi chúng ngủ, không tranh giành đồ ăn với thú nuôi. Đặc biệt dặn trẻ chỉ tiếp xúc với thú cưng khi có người lớn ở bên. 

be va choNhững gia đình có trẻ nhỏ và đang nuôi chó mèo hãy ghi nhớ những giải pháp trên. Nhưng trên đây chỉ là những mẹo trên lý thuyết để giữ an toàn cho trẻ khi tiếp xúc với chó mèo. Trong thực tế, mọi sự có thể khác đi và phụ huynh cần quan sát thật kỹ trẻ và thú cưng. Sau đó hãy tự đưa ra biện pháp phòng tránh thích hợp. 

Nguồn : bau.vn