Sữa đậu nành là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tim mạch, xương khớp. Tuy nhiên, sữa đậu nành cũng vấp phải rất nhiều tranh cãi về lợi ích sức khoẻ của nó. Trong đó có quan niệm dân gian cho rằng việc uống sữa đậu nành trong khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu sinh con có giới tính lệch lạc. Vậy mẹ bầu có nên uống sữa đậu nành không? Bau.vn sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Nguồn dinh dưỡng có trong sữa đậu nành
Tranh cãi việc bà bầu có nên uống sữa đậu nành hay không hiện nay vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, trước khi bàn luận sâu về câu chuyện này, hãy cùng điểm qua những lợi ích sức khoẻ của sữa đậu nành đối với mẹ bầu. Cụ thể:
- Axit folic: trong giai đoạn đầu thai kỳ, axit folic giúp các tế bào thần kinh của thai nhi phát triển tốt.
- Protein: giúp mẹ bầu luôn khoẻ mạnh, giúp kiểm soát sự phát triển các cơ quan của thai nhi một cách tối ưu nhất có thể.
- Vitamin: sữa đậu nành chứa đa dạng các loại vitamin giúp thai phụ cân bằng thể trạng sức khoẻ, đồng thời ngăn ngừa suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ và loãng xương ở mẹ.
- Chất béo: giúp chống lại cholesterol xấu, kiểm soát lượng cholesterol trong máu của mẹ bầu, rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu có nên uống sữa đậu nành không? Một số tác dụng phụ
Ngoài những giá trị dinh dưỡng có trong sữa đậu nành kể trên thì khi mẹ bầu uống quá nhiều sữa đậu nành trong thai kỳ sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
Trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng glucozơ cao khiến mẹ bầu dễ tăng cân, mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Hơn thế ở một số sản phụ có các biểu hiện dị ứng như: khó thở, buồn nôn, phát ban,.. khi sử dụng sữa đậu nành quá liều lượng với tần suất liên tục. Nguy hiểm hơn, sữa đậu nành còn là nguyên nhân gây triệu chứng sốc phản vệ- đây là một tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong. Ngoài ra, đây cũng là thủ phạm gây nên triệu chứng đau nửa đầu ở mẹ bầu.
Còn đối với thai nhi, nếu mẹ bầu uống quá nhiều có thể hình thành các khối u, gây dị dạng, dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mặc dù chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc uống sữa đậu nành không tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều sữa đậu nành để bảo vệ sức khoẻ của cả mẹ và con một cách tốt nhất nhé!
Góc giải đáp: Mẹ bầu có nên uống sữa đậu nành? Liệu có gây biến đổi giới tính thai nhi không?
Theo quan niệm dân gian truyền tai nhau thì sữa đậu nành làm thay đổi giới tính ở nam giới, gây biến đổi giới tính thai nhi. Bởi trong đậu nành có chứa isoflavone mang hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ, đồng thời làm teo tinh hoàn, gây vô sinh. Từ đó dẫn đến quan niệm sữa đậu nành làm lệch lạc giới tính thai nhi.
Có thể thấy rằng đây là một quan niệm không hề dựa trên bất cứ một nghiên cứu khoa học xác đáng nào. Chúng ta có thể thấy được lợi ích và tác dụng của đậu nành đã được chứng minh ở trên. Điều này có thể khẳng định lại một lần nữa việc mẹ bầu có nên uống sữa đậu nành hay không thì câu trả lời là có. Như vậy việc uống sữa đậu nành không hề có hại cho sức khoẻ như lời đồn thổi. Quan trọng nhất vẫn là việc uống với lượng bao nhiêu cho vừa đủ.
Mẹ bầu uống sữa đậu nành bao nhiêu là đủ?
Như chúng ta đã biết, đậu nành chứa một hàm lượng giá trị dinh dưỡng hoàn hảo. Nếu mẹ không bị dị ứng thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để xây dựng một chế độ uống khoa học, điều độ. Điều này sẽ giúp ích cho sức khoẻ của cả mẹ và bé. Mẹ bầu có thể uống tối đa 4 ly sữa đậu nành mỗi ngày.
Lưu ý cho mẹ bầu khi uống sữa đậu nành
-
Không uống sữa đậu nành cùng với các loại quả họ chanh như cam, tắc, quýt… và trứng sẽ gây khó tiêu cho bà bầu
-
Uống liền ngay khi đã khui hộp, tránh để trong tủ lạnh lâu ngày.
-
Nên uống sữa đậu nành vào buổi sáng với bánh bao, bánh mì bởi các món có nhiều tinh bột, tinh bột sẽ giúp các axit amin được hấp thụ tốt hơn.
- Các mẹ chỉ nên sử dụng 500ml sữa 1 ngày và không uống thuốc với sữa đậu nành, nếu bạn dùng thuốc hãy sử dụng sau khi uống sữa 30 phút.
Trên đây là tất tần tật những lưu ý về việc mẹ bầu uống sữa đậu nành. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ nhiều thông tin bổ ích.
Nguồn : bau.vn