Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

Dùng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Dưới đây là 4 cách giúp ruột khỏe mạnh sau khi dùng kháng sinh:

Ăn thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là nguồn dinh dưỡng chính cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do đó, ăn nhiều món giàu chất xơ sẽ kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn, giúp tái cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột.

Những thực phẩm giàu chất xơ mọi người nên ăn gồm táo, quả mọng, bông cải xanh, rau lá xanh, yến mạch, diêm mạch và gạo lứt.

Ngoài ra, các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu lăng và đậu gà cũng rất giàu chất xơ, đồng thời dễ chế biến.

Bông cải xanh không chỉ hỗ trợ giảm cân mà còn rất tốt cho đường ruột

Ăn món lên men

Thực phẩm lên men là nguồn cung cấp lợi khuẩn tự nhiên giúp bổ sung và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Một số thực phẩm lên men có lợi cho sức khỏe là sữa chua, kim chi và dưa cải muối.

Có thể dùng thực phẩm bổ sung

Dùng sản phẩm bổ sung probiotic là một phương pháp hữu ích khác giúp sớm phục hồi đường ruột, đặc biệt với những người không thích ăn thực phẩm chứa men vi sinh. Khi chọn thực phẩm bổ sung men vi sinh, các chuyên gia khuyến cáo nên ưu tiên chọn những loại chứa các lợi khuẩn như lactobacillus và bifidobacterium.

Tập thể dục thường xuyên

Một lợi ích ít ai ngờ tới của tập thể dục là góp phần giúp gia tăng sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột, nhờ đó hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy duy trì thói quen tập luyện đều đặn có thể thúc đẩy sự phục hồi của hệ vi khuẩn đường ruột.

Một số hình thức vận động tốt cho sức khỏe đường ruột là các bài sức bền như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hay các bài sức mạnh như nâng tạ, squat. Nếu không phù hợp với các loại bài tập này, mọi người có thể chọn những hình thức tập luyện nhẹ nhàng hơn như yoga hay thái cực quyền, theo Healthline.

Nguồn : bau.vn

  • Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

    Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

    Dùng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Dưới đây là 4 cách giúp ruột khỏe mạnh sau khi dùng kháng sinh:
  • Tại sao tập luyện quá nhiều lại làm chậm quá trình giảm cân

    Tại sao tập luyện quá nhiều lại làm chậm quá trình giảm cân

    Hầu hết chúng ta đều tin rằng việc tăng cường luyện tập thể dục, đặc biệt là cardio hay các bài tập cường độ cao, sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác xa mong đợi. Nhiều người, dù chăm chỉ tập luyện mỗi ngày, vẫn không thấy kết quả giảm cân rõ rệt, thậm chí còn có cảm giác “càng tập càng khó giảm cân”Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng khám phá một số yếu tố khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn dù bạn đang tập luyện chăm chỉ.
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả:
  • Những thói quen nào của người Việt sau khi ăn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe ?

    Những thói quen nào của người Việt sau khi ăn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe ?

    Sau bữa ăn, nhiều người Việt thường duy trì một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng thực tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số thói quen phổ biến cần lưu ý:
  • Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

    Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

    Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…