Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều loại thực phẩm tiện lợi, bắt mắt lại đang âm thầm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 10 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ em ăn thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch và các bệnh mãn tính về lâu dài.

1. Đồ uống có đường là thực phẩm không tốt cho trẻ em

Đồ uống có gas, đồ uống thể thao, nước ép trái cây đều chứa nhiều đường và calo rỗng. Một cốc nước ép đóng gói thường chứa 5 đến 6 thìa cà phê đường. Lượng đường này được hấp thụ vào máu, không tốt cho quá trình chuyển hóa carbohydrate. Thêm vào đó, màu thực phẩm và chất bảo quản gây hại nhiều hơn lợi.

Vì vậy, hãy chọn trái cây tươi thay vì nước ép trái cây. Hàm lượng chất xơ trong trái cây giúp đường được hấp thụ dần dần. Sữa và nước không hương vị là những thức uống tốt nhất cho trẻ em. Thỉnh thoảng có thể cho trẻ uống nước ép trái cây nguyên chất 100%.

2. Sữa chua có hương vị

Hầu như tất cả các loại sữa chua có hương vị và sữa chua phủ hoa quả, thậm chí cả các sản phẩm được bán cho trẻ sơ sinh, đều chứa thêm đường, có thể gây sâu răng và béo phì. Hướng dẫn của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) khuyến nghị trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn thêm đường trong chế độ ăn của mình. Chọn sữa chua không đường là cách dễ nhất để tránh thêm đường.

Sữa chua có hoa quả chứa nhiều đường, chất béo và calo dễ khiến trẻ bị thừa cân và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Tốt nhất cho trẻ ăn sữa chua tự làm hoặc sữa chua tự nhiên. Nếu trẻ không thích sữa chua thông thường không nên thay thế bằng sữa chua có hương vị.

3. Ngũ cốc có đường

Ngũ cốc dạng mảnh, muesli và các loại thực phẩm tương tự khác được quảng cáo là bữa sáng tốt nhất chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trên thực tế, nhiều thực phẩm lại chứa đường. Các thành phần lành mạnh như ngô, lúa mì và yến mạch dễ bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại carbohydrate. Những thực phẩm này không làm thỏa mãn cơn đói và trẻ dễ mau đói. Thay thế ngũ cốc ăn sáng bằng yến mạch, thêm trái cây và các loại hạt giúp bữa sáng ngon hơn và lành mạnh hơn.

4. Đồ uống bổ dưỡng

Nếu đọc kỹ thành phần của một số loại đồ uống bổ dưỡng phổ biến dành cho trẻ em, sẽ thấy lượng đường của loại đồ uống này. Những thức uống này được cho là có thể tăng cảm giác thèm ăn, chiều cao và cân nặng ở trẻ em nhưng cần chú ý đến lượng đường kết hợp với hóa chất và chất bảo quản. Hãy chọn những bữa ăn tươi nấu tại nhà để cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho con bạn.

5. Vitamin tổng hợp

Bất kể vitamin có hình dạng động vật được quảng cáo là vô hại như thế nào, trẻ em chỉ nên dùng vitamin đã được bác sĩ kê đơn. Tốt nhất là trẻ em nên nhận được các vitamin cần thiết từ thực phẩm qua chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, đủ chất hàng ngày.

6. Sữa lắc

10 loại thực phẩm mà trẻ em không nên ăn thường xuyên- Ảnh 3.

Thường xuyên uống sữa lắc không tốt cho trẻ em.

Sữa lắc thường cho một ít kem vào sữa, xay trong máy xay sinh tố. Thường xuyên uống sữa lắc cũng nguy hiểm như soda vì hàm lượng đường và chất béo cao. Uống đồ uống có chất béo liên tục có thể dẫn đến phát triển các bệnh tim mạch.

7. Đồ ăn vặt từ trái cây

Đồ ăn vặt từ trái cây chứa nhiều đường, xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, màu nhân tạo và chất bảo quản, được làm ngọt bằng nước trái cây và chứa rất ít trái cây thực sự. Chúng bám vào răng trẻ em và gây sâu răng. Hãy chọn trái cây tươi cho trẻ.

8. Kẹo và kẹo mút

Đây cũng chỉ là đường, màu nhân tạo, chất bảo quản và hương vị. Lượng đường này nằm trong miệng trong thời gian dài và tăng nguy cơ sâu răng.

9. Mì ống và mì sợi đóng gói

Mì ống và mì sợi đóng gói có nhiều natri trong một khẩu phần ăn hơn mức khuyến nghị cho trẻ trong cả một ngày. Chúng được làm từ bột tinh chế, thiếu chất xơ và chất dinh dưỡng. Hãy chọn mì ống nguyên cám thay thế và nấu với nước sốt rau tự làm sẽ ngon và lành mạnh hơn nhiều.

10. Mật ong

Trẻ em dưới một tuổi không nên dùng mật ong. Mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn gây ngộ độc thịt.

Nguồn : bau.vn

  • Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều loại thực phẩm tiện lợi, bắt mắt lại đang âm thầm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 10 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ em ăn thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch và các bệnh mãn tính về lâu dài.
  • Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Bài viết dưới đây của Bau.vn là những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ ngay tại nhà hiệu quả dành. Bố mẹ hãy lưu ngay lại nhé!
  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.