Những dấu hiệu cho thấy “cậu nhỏ” của bé đang cần cầu cứu
1. Sưng tấy
Thông thường, trẻ thường được cha mẹ tự nong bao quy đầu ở nhà. Tuy nhiên đối với trẻ bị hẹp, dài bao quy đầu thì thường phải nhờ đến thủ thuật cắt bao quy đầu. Hẹp, dài bao quy đầu khiến nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ, mọng nước. Lúc này trên “cậu nhỏ” của bé sẽ có chất tiết đọng lại thành hạt, mảng trắng, sờ vào như hạt đậu hoặc vòng nhẫn cứng ở đầu dương vật. Sau khi đã cắt bỏ bao quy đầu thì tình trạng này sẽ dần hết nhưng nếu bé vẫn có biểu hiện sưng tấy thì mẹ nên chú ý giữ cho bộ phận sinh dục của bé không bị hấp hơi, ẩm ướt và luôn được sạch sẽ.
“Cậu nhỏ” của bé bị sưng tấy
2. Dương vật bị kẹt
Nếu dương vật bé có một phần bị kẹt trong đám mô mỡ ở vùng mu thì rất có thể là do việc cắt bao quy đầu quá rộng gây ra khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do bị ứ đọng nước tiểu. Đây là hiện tượng kích thước bình thường nhưng mảnh da hai bên bìu phát triển và dính vào thân dương vật nên rất cần sự tác động của các bác sĩ ngoại khoa.
3. Cong vẹo
Khi trẻ có dấu hiệu dương vật bị lệch sang 1 bên hoặc không cân xứng với trục thì mẹ nên đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và kê thuốc bôi. Trẻ sơ sinh thường rất khó để nhận biết do dấu hiệu chưa rõ ràng nên mẹ luôn phải kiểm tra thật kĩ càng hơn. Còn với những bé đã lớn thì thường hay giấu vì thấy xấu hổ. Tuy nhiên, nếu để quá lâu thì sẽ rất ảnh hưởng đến việc tiểu tiện hay tình dục sau này thậm chí có thể phải phẫu thuật đau đớn. Vì vậy, cách tốt nhất là ngay từ nhỏ mẹ nên giáo dục con 1 cách thật tinh ý về những vấn đề này.
4. Kích thước bé
Ở trẻ sơ sinh khoảng 2 tháng tuổi, khi hoóc môn gặp vấn đề thì thường dương vật sẽ bị bé dưới 1,9 cm. Mẹ nên đưa bé đến các cơ sở ý tế chuyên khoa để kiểm tra nồng độ hoóc môn và các nhiễm sắc thể xem có hội chứng nào về gene không. Các bác sĩ sẽ cho bé thử nghiệm dùng testosterone trong 3 tháng giúp thúc đẩy việc phát triển dương vật bình thường lại khi trưởng thành.
5. Lún dương vật
Lún dương vật hay lùi dương vật thường có biểu hiện như lỗ đái đổ ra đúng ở đỉnh quy đầu, trục thẳng, nhưng tụt xuống dưới hoặc ngang mức của xương mu khiến trẻ phải ấn xung quanh khi tiểu. Khi trẻ 1 – 2 tuổi thì nên điều trị phẫu thuật càng sớm càng tốt. Riêng với trẻ có lớp mỡ ở mu dày thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tập luyện đầu tiên. Trước khi mổ, mẹ nên thực hiện việc nong bao quy đầu cho bé. Nếu dải xơ kéo tụt thân dương vật thì cần lộn dần bao da để bao quy đầu rộng ra. Còn với trường hợp dương vật trẻ nhỏ bất thường thì dùng thuốc kích thích để làm to dương vật giúp việc mổ dễ dàng hơn.
Lún dương vật
6. Hẹp bao quy đầu
Có đến 96% trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu vào lúc mới sinh khiến trẻ hay rặn tiểu, tiểu đau hoặc dòng tiểu yếu, nhỏ. Khi đó phần bao da và quy đầu gần như là một thể thống nhất và dần tự tách đến khi bé 5 tuổi. Tuy nhiên nếu bé đã 5 tuổi mà vẫn chưa có biểu hiện bao quy đầu tự giãn rộng thì mẹ nên nong bao quy đầu cho bé kết hợp với bôi thuốc. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý nong bao quy đầu cho bé mà không có hướng dẫn của bác sĩ vì nếu sai cách thì rất dễ khiến bé bị đau, phản tác dụng hoặc thậm chí là để lại di chứng sau này. Còn khi đã được 7 tuổi thì cách tốt nhất là mẹ nên đưa trẻ đi cắt bao quy đầu.
Nguồn : bau.vn