Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

Dị vật đường thở (DVĐT) hay hít phải vật lạ vào đường thở, đối với trẻ em, đây là những bất trắc khó lường, bởi hạn chế từ ý thức và nhận thức của lứa tuổi. Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp không được xử lý kịp thời, đã để lại hậu quả tổn thương não vĩnh viễn và có thể dẫn đến tử vong.

Nghẹt thở bởi hạt lạc nhỏ

Mới đây, các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị thành công một trường hợp DVĐT ở bé trai T.T.P., 13 tháng tuổi. Mẹ bé cho biết, buổi chiều ngày hôm trước, sau khi ăn cháo, bé ra ngồi chơi với bác và được cho ăn lạc rang trong lúc những người lớn đang nhậu. Vừa ngậm lạc, bé vừa chạy chơi với các chị lớn. Đang rượt đuổi vui vẻ thì đột ngột bé sặc sụa nôn ói ra cháo, có lẫn một hạt lạc rang, sau đó ho dữ dội nhiều tiếng liên tục. Thấy bé ho nhiều, nên mẹ đưa ngay bé đến bệnh viện địa phương để khám.

Kết quả chụp phim X quang phổi không thấy bất thường, nên xin về nhà. Suốt đêm đó, bé vẫn ho khó thở từng cơn không ngớt. Trong giấc ngủ chập chờn, thỉnh thoảng lại nghe có kèm tiếng rít, nên sáng ra mẹ đưa bé đến bệnh viện Nhi đồng 1 khám và được nhập viện. Thăm khám, bác sĩ phát hiện bé lừ đừ, khó thở nặng, có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở nên nghi ngờ.

Bà mẹ cho biết, bé đã ăn lạc rang và nôn ói sặc sụa ra nguyên một hạt lạc lẫn trong cháo. Các bác sĩ đã tiến hành gây mê và nội soi đường thở cho bé. Kết quả, phát hiện và gắp ra một nửa hạt lạc nằm bít ngay ở ngã ba khí quản, nơi đường thở phân chia thành hai cuống phổi hai bên. Sau khi gắp dị vật ra, bé hết khó thở, không còn ho, ăn uống trở lại và xuất viện sau đó.

hoc

Dị vật là một nửa hạt lạc nằm ngay ở ngã ba khí quản của bé T.T.T, gây bít tắc đường thở

Tai nạn nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Trong quá trình trông trẻ, chỉ một thoáng lơ là, bất cẩn của người lớn là trẻ có thể hóc sặc dị vật phải đi cấp cứu. Trẻ nhỏ thích khám phá và có khuynh hướng cho vào miệng các vật có được trong tay, từ những hạt thực vật đến bộ phận đồ chơi, vật dụng nhỏ. Trẻ lớn ngậm nguyên cả trái cây trong miệng như trái nhãn, vải, chôm chôm, táo, thạch rau câu để ăn…Vừa ngậm ăn vừa chạy chơi, đó là điều kiện dễ làm cho dị vật chui  vào đường thở khi trẻ hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười, khóc, sợ hãi, ngạc nhiên và trở thành mối nguy đe dọa tính mạng trẻ.

Theo các báo cáo y học tại Mỹ, hóc sặc dị vật gây nghẹt thở là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Ước tính có khoảng 150 trẻ em bị nghẹt thở mỗi năm. Hàng nghìn trẻ phải cấp cứu do dị vật đường thở, một số khác bị tổn thương não vĩnh viễn.

Theo các báo cáo y học tại Mỹ, hóc sặc dị vật gây nghẹt thở là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Ước tính có khoảng 150 trẻ em bị nghẹt thở mỗi năm.Hàng nghìn trẻ phải cấp cứu do dị vật đường thở, một số khác bị tổn thương não vĩnh viễn.

Thống kê tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, DVĐT thường xảy ra ở trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trẻ dưới 3 tuổi dễ bị nhất, chiếm tỉ lệ đến 73%. Nguyên nhân do bé vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn, tuổi này trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn. Đây là thời kỳ hành vi tay – miệng, trẻ nhỏ khám phá thế giới xung quanh, bằng cách cho vào miệng tất cả mọi vật có trong tay.

Phòng ngừa là “chìa khóa”

“Chìa khóa” để chấm dứt những tai nạn thương tâm này phải bắt đầu bằng việc giáo dục sức khỏe rộng rãi cho cha mẹ và những người chăm sóc trẻ về mối nguy hiểm DVĐT. Nhấn mạnh sự nhận biết, tránh những thức ăn, đồ vật có khả năng trở thành dị vật gây nghẹt thở cho trẻ, bởi phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.

Dưới đây là các kĩ năng phòng ngừa, giữ cho những món đồ chơi nhỏ và những miếng thức ăn “quá lớn” không gây nguy hiểm nghẹt thở cho bé.

Thức ăn cho bé

– Để các loại thực phẩm như nho, xúc xích, cà rốt sống, rau sống, lạc…các loại hạt xa trẻ nhỏ.

– Chuẩn bị bữa ăn cho trẻ cẩn thận:

Nếu bé bú bình, lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng, khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho… Khi bé ăn bột, cháo, không ép bé ăn nhiều, nhanh quá, không cho ngậm bình khi đang ngủ.

Chuẩn bị thức ăn đặc: Thịt cá lấy hết xương, lọc sạch xương trong nước súp, trái cây lột vỏ, lấy hạt ra. Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi cho trẻ ăn, có chiều dài và chiều rộng bằng ngón út của người lớn và đảm bảo đủ mềm để trẻ có thể nuốt. Khuyến khích trẻ ăn từng miếng nhỏ, nhai kỹ thức ăn. Giám sát giờ ăn. Yêu cầu trẻ ngồi trên ghế trong khi ăn, không bao giờ được nói chuyện, chạy nhảy, đi qua đi lại, chơi nghịch, đùa giỡn hoặc nằm khi ngậm thức ăn trong miệng. Tránh ép trẻ ăn uống khi trẻ đang la khóc.

– Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm dính, thực phẩm cứng và có thể nuốt được toàn bộ. Chẳng hạn như các loại hạt, bắp rang và kẹo, cho đến khi trẻ có thể nhai hoàn toàn.

Cắt nhỏ thức ăn cho trẻ trước khi cho ăn.

Đồ chơi cho bé

– Cha mẹ và người chăm sóc được khuyên đặt túi xách tránh xa trẻ. Chẳng hạn như treo trên giá cao hoặc trong tủ quần áo. Để những vật dụng trong túi như chìa khóa, tiền xu, thuốc ho, nắp bút, kẹp giấy… không thể dễ dàng rơi ra sàn và sau đó trở thành đồ chơi của trẻ.

– Chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. Đảm bảo tất cả các bộ phận phải có kích thước lớn hơn nắm tay của trẻ.

– Không cho trẻ chơi các vật thể nhỏ như viên bi nhỏ, các loại hạt, đồng xu, đồ vật nhỏ. Nhà có trẻ lớn hơn chơi chung cần đặc biệt lưu ý cất riêng đồ chơi và trò chơi có những đồ vật này, để chúng xa tầm tay trẻ và xa sàn nhà.

Nếu phát hiện trẻ cho những thức này vào miệng, không vội la làm trẻ khóc thét hay giật mình dễ bị hít sặc ngay. Khi nghi ngờ nên đưa đến cơ sở y tế và báo ngay tình huống cụ thể ngậm, nuốt dị vật đáng ngờ.

Nguồn : bau.vn

  • Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Trẻ mầm non bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh đồng thời xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống.
  • Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Từ thế giới ảo đầy sắc màu, nhiều đứa trẻ đang rơi vào hố sâu của cô đơn, tổn thương và áp lực vô hình. Khi một dòng trạng thái có thể trở thành nhát dao, ai sẽ là người chìa tay ra với các em đầu tiên?
  • Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Trong hành trình làm mẹ, có lẽ điều quý giá nhất không phải là dạy con trở thành “cô bé ngoan” theo chuẩn mực xã hội, mà là giúp con trở thành chính mình – một phiên bản tự tin, hiểu giá trị bản thân và biết cách yêu thương cuộc sống. Dưới đây là 6 bài học quan trọng mà người mẹ nào cũng nên dạy con gái từ sớm.
  • Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Khi ba mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cảm xúc. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà trẻ có thể gặp phải:
  • Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Trong hành trình làm cha mẹ, chúng ta đều mong con mình lớn lên hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không đến từ việc con luôn được che chở hay tránh khỏi mọi thử thách, mà đến từ nội lực vững vàng để con tự bước đi giữa những khó khăn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều cha mẹ hiện đại chọn cách nuôi con không chỉ bằng tình yêu thương, mà còn bằng cách rèn giũa cho con một tinh thần thép – bản lĩnh, kiên cường và không dễ gục ngã.
  • “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    Trong kho tàng giáo dục truyền thống của cha ông ta, việc dạy dỗ con cái không chỉ dựa trên kiến thức hay lễ nghi, mà còn xoay quanh đạo đức, nhân cách và cách ứng xử trong xã hội. Người xưa có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ", không phải chỉ để con giỏi giang, mà trước hết là để con làm người tử tế.Một trong những quan niệm sâu sắc nhất về giáo dục trong văn hóa phương Đông là tư tưởng "tứ cấm" – bốn điều cha mẹ không nên để con cái phạm phải nếu muốn con trưởng thành đàng hoàng, có ích. Vậy 4 điều đó là gì?