Trẻ nhỏ dễ gặp các vấn đề ở da hơn so với người lớn bởi nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như chức năng đề kháng da còn yếu, bé chưa biết cách vệ sinh thân thể, chơi đùa hiếu động vô tình khiến bản thân bị thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật dễ dàng xâm nhập.
Nếu không bảo vệ đề kháng da, trẻ nhỏ có thể gặp phải các bệnh ngoài da sau đây:
1. Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn
Tụ cầu vàng là tên gọi thông thường của Staphylococcus aureus, một loại vi khuẩn sống thường trú trên bề mặt da và niêm mạc, chẳng hạn như vùng da quanh mũi, miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn. Nếu bề mặt da của trẻ đang dơ bẩn mà lại có vết thương, tụ cầu có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu bên dưới, gây ra các các mụn nhọt, hoặc vết loét chảy mủ trên da.
Trẻ nhỏ dễ dàng nhiễm loại vi khuẩn này từ những bề mặt bị nhiễm khuẩn và từ người mang mầm bệnh. Trẻ em, kể cả người lớn, có thể mang mầm bệnh thông qua bàn tay hoặc móng tay bẩn. Ngoài ra, việc dùng chung các vật dụng cá nhân như: khăn tắm, quần áo, đắp chung chăn… cũng có thể khiến bé yêu mắc phải chứng bệnh ngoài da này.
Nếu muốn ngăn ngừa nhiễm tụ cầu khuẩn, bố mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh thân thể cho bé yêu sau khi con vừa hoạt động ngoài trời, lúc đi học về và dặn dò bé chú ý khi chơi đùa để tránh bị thương, trầy xước da.
2. Nhiễm trùng da
Các dạng nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện khi sức đề kháng của da của bé yếu đi gồm:
- Ban đỏ
- Chốc lở
- Viêm mô tế bào
- Viêm nang lông
Những tình trạng nhiễm trùng da kể trên thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Khi được điều trị bằng những loại thuốc thích hợp, bé sẽ mau chóng khỏi bệnh. Mặt khác, bố mẹ nên tăng cường việc vệ sinh toàn thân cho bé và cả gia đình, phát huy chức năng của đề kháng da để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn tốt hơn, tránh cho mầm bệnh có cơ hội trú ngụ trên da và gây bệnh cho trẻ.
Bệnh sốt thương hàn là do vi khuẩn có tên Salmonella typhi (S. typhi) gây ra. Chúng thường ẩn náu ở những nơi kém vệ sinh, chẳng hạn như: nhà vệ sinh công cộng, tay vịn cầu thang, sân chơi cho trẻ em, công viên… Nếu bạn cho trẻ nhỏ chơi đùa ở các khu vực này, bé rất dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh thương hàn khi chẳng may đưa tay lên miệng hoặc dùng tay quẹt mũi. Do vậy, bạn hãy chú ý tập cho bé thói quen hạn chế đưa tay lên mặt, miệng, mũi.
2. Các bệnh gây tiêu chảy khác
Vi trùng hay virus gây tiêu chảy lây lan dễ dàng từ người này sang người khác qua các bàn tay không sạch sẽ, đặc biệt là từ trẻ em sang trẻ em. Chúng có thể xuất hiện nhanh chóng ở những bé chưa được học cách sử dụng nhà vệ sinh, chưa biết rửa tay đúng cách hoặc ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tiêu chảy nhưng virus vẫn nằm trong danh sách các thủ phạm phổ biến nhất.
Nhằm ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ, bạn nên hướng dẫn bé rèn luyện thói quen rửa sạch tay với 6 bước rửa tay đúng cách ở các thời điểm trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi đưa tay lên vùng mắt – mũi – miệng, chỉ uống nước đã được đun sôi. Ngoài ra, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn bày bán thiếu vệ sinh để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa, một chứng bệnh gây tiêu chảy.
3. Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cũng như bệnh ngoài da ở trẻ em khá phổ biến. Bệnh bắt đầu bằng một cơn sốt, sau đó những bọng nước rồi vết loét dần hình thành ở tay, chân, miệng kèm theo đau đớn và ngứa ngáy. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh tay chân miệng còn có thể bị phát ban nhưng không gây ngứa. Bệnh tay chân miệng còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Bệnh tay chân miệng lây lan thông qua việc ho, hắt hơi và sử dụng chung đồ chơi hoặc các vật dụng hay tiếp xúc với bề mặt có nhiễm khuẩn. Vì vậy, bạn nên rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để phòng tránh mầm bệnh tấn công gây bệnh.
Biện pháp giúp phát huy vai trò đề kháng của da
Để chăm sóc làn da cho con đúng cách, tăng khả năng đề kháng da, bạn nên chọn mua và cho cả gia đình sử dụng các sản phẩm vệ sinh như: xà phòng, nước rửa tay, sữa tắm… có khả năng diệt khuẩn an toàn và hiệu quả. Trong đó, cần chú ý vệ sinh cơ thể nhằm phát huy tối ưu đề kháng da bằng sữa tắm được tích hợp tổ hợp kháng khuẩn với công thức ion bạc+ (ion bạc + Terpineol + Thymol). Nhờ chức năng phá hủy màng tế bào vi khuẩn nên tổ hợp kháng khuẩn ion bạc + có công dụng bảo vệ cơ thể khỏi hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh.
Nguồn : sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/khi-de-khang-da-suy-yeu-tre-rat-de-mac-nhung-benh-nay-bo-me-can-phai-biet-a185208.html