Mẹ bầu bị cảm: Những lưu ý quan trọng để không ảnh hưởng tới thai nhi

Bị cảm khi đang mang thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng, nhất là đối với chị em lần đầu làm mẹ. Vậy mẹ bầu bị cảm phải làm sao và cần lưu ý gì?

Đâu là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cảm?

Bệnh cảm thông thường hầu hết đều do virus gây ra. Theo Y học thì bệnh cảm được chia thành 2 nhóm: Cảm lạnh và cảm cúm. Khi mang thai cơ thể và sức đề kháng của mẹ bầu yếu đi nên tạo cơ hội virus xâm nhập gây bệnh cảm.

Cảm lạnh xảy ra khi đường hô hấp trên bị nhiễm virus. Có rất nhiều virus có thể gây ra cảm lạnh nhưng thường gặp nhất là Rhinovirus.

Đối với bệnh cảm cúm, đây cũng là bệnh truyền nhiễm nhưng do virus Influenza gây ra. Có nhiều chủng virus cúm khác nhau như cúm A, cúm B, cúm C. Hoạt động của các chủng virus cúm thay đổi theo từng năm và có thể gây ra chủng cúm mới. Do đó, bệnh cảm cúm thường nguy hiểm hơn nhiều so với cảm lạnh.

Hiện đã có vắc-xin phòng ngừa một số chủng virus cúm thông thường. Khi mang thai, ngoài tác động lên cơ thể mẹ, virus cúm còn ảnh hưởng đến bào thai, vì thế bà bầu phải hết sức lưu ý.

Mẹ bầu bị cảm phải làm sao?

Cơ thể của phụ nữ khi mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm trong giai đoạn thai kỳ khiến họ dễ bị mắc ho, nhiễm trùng, cảm lạnh và cúm. Trong các trường hợp này nên có chỉ dẫn của bác sĩ là tốt nhất, bởi không phải mọi trường hợp mắc cảm, cúm, ho… đều giống nhau.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có biện pháp điều trị kịp thời. Các mẹ nên biết rằng sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm đối với thai nhi là rất cao. Và mẹ không thể tự ý điều trị như thông thường.

Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị cảm ở bà bầu mà mẹ có thể tham khảo:

Xông mũi khi có dấu hiệu cảm

Bà bầu bị cảm cúm có nên xông? Xông là phương pháp trị cảm cúm dân gian, lành tính và có thể thực hiện tại nhà. Mẹ bầu có thể sử dụng các loại củ hoặc lá cây có chứa tinh dầu, đem đun sôi với nước sạch sau đó mở hé nắp và ghé mặt vào hít hơi nước nóng bay lên.

Mẹ bầu nên hít thở thật đều đặn sẽ cảm nhận được triệu chứng nghẹt mũi giảm đi đáng kể. Một số nguyên liệu mà mẹ có thể chọn để xông như lá kinh giới, húng quế, tía tô, lá bưởi, bạc hà, chanh, sả, rau tần dày lá, củ gừng…

Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu

Sử dụng tỏi xông trị cảm cúm được nhiều mẹ bầu sử dụng. Trong tỏi có chứa chất kháng sinh allicin giúp đẩy lùi các virus gây bệnh. Khi bị cảm cúm, mẹ bầu hãy giã khoảng 3 – 5 tép tỏi vắt lấy nước rồi sử dụng để xông hàng ngày. Nếu muốn có hiệu quả nhanh hơn, mẹ bầu có thể giã tỏi để uống với nước.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể kết hợp ăn nhiều tỏi hơn để tăng sức đề kháng. Thêm tỏi vào rau khi xào hoặc ngâm một hũ giấm tỏi để sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ phòng ngừa  cảm cúm.

Dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%

Nước muối sinh lý vô cùng lành tính và dễ dàng tìm mua ở bất kì hiệu thuốc tây nào. Dung dịch này dùng để vệ sinh mũi hàng ngày, mang lại hiệu quả rất tốt khi bị cảm.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể pha một thìa muối sinh lý vào cốc nước ấm để súc miệng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy cũng rất tốt.

Kết hợp chanh với mật ong

Đây là một trong những mẹo dân gian giúp hỗ trợ trị bệnh cảm cho bà bầu được nhiều người áp dụng. Dùng hỗn hợp chanh mật ong pha với nước ấm uống không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn bổ sung thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng quả quất (miền Nam gọi là trái tắc) chưng với mật ong để giải cảm, trị ho cũng rất an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Cảm là bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều mẹ bầu, do đó chị em không cần quá lo lắng mà nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Hy vọng qua thông tin chia sẻ trên có thể giúp các chị em phần nào giải quyết được lo lắng mẹ bầu bị cảm phải làm sao để có được sức khỏe tốt hơn.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.