Trẻ 4 tuổi biết làm gì? Câu hỏi khiến không ít cha mẹ thắc mắc

Những đứa trẻ 4 tuổi đang dần phát triển vượt bậc về cả mức độ nhận thức, khả năng ngôn ngữ và con có thể tập trung ghi nhớ rất nhiều điều mà bố mẹ chỉ dẫn. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần theo sát nhằm hiểu và giáo dục con theo đặc điểm tâm lý độ tuổi.

Trẻ 4 tuổi biết làm gì?

Khả năng tư duy và nhận thức

  • Nếu trẻ đi mẫu giáo thì giai đoạn này các con đều có thể đếm đến 10, hiểu được thời gian, nhận diện chữ cái, màu sắc và hình dạng.
  • Thêm vào đó, hầu hết trẻ vào giai đoạn này đã nắm vững được công dụng của những thứ xung quanh như tủ lạnh, máy giặt.., biết dùng tiền để trao đổi với người lớn.
  • Trẻ hiểu được ý nghĩa của việc đếm và bắt đầu hiểu về thời gian sinh hoạt trong ngày.
  • Trẻ nhớ được một vài phần của một câu chuyện khi được bố mẹ hỏi đến.
  • Con hiểu nghĩa của từ ”giống” và ”khác” nhau và phân biệt được thông qua hình ảnh màu sắc.
  • Trẻ phát triển kỹ năng hội họa, có thể vẽ người có từ 2 đến 4 bộ phận và biết dùng kéo.

Trẻ 4 tuổi biết làm gì? Thắc mắc khiến không ít cha mẹ quan tâm - ảnh 1

Hầu hết các trẻ 4 tuổi rất thích được làm mọi việc theo ý mình

Sự phát triển về mặt cảm xúc

  • Các bé sẽ có những người bạn “thân” ở trường mẫu giáo và thường chơi cùng bạn khi lên lớp.
  • Kỹ năng giao tiếp của trẻ với các bạn tiến bộ hơn, trẻ thường thích những điều mới lạ và thường chơi với các bạn hơn là chơi một mình.
  • Ở giai đoạn này, trẻ rất chăm chú tìm hiểu các hoạt động và những thứ mà các đứa trẻ khác có thể làm được để cùng hòa nhập với nhau.
  • Ngoài ra, trẻ 4 tuổi cũng cố gắng tìm hiểu những mối quan hệ ở phạm trù sâu sắc hơn như hỏi về những chủ đề liên quan giới tính.
  • Trí tò mò của trẻ ngày càng mở rộng nên bố mẹ cũng hãy chuẩn bị sẵn sàng những câu trả lời trung thực những câu hỏi phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhé.

Kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ

  • Trẻ 4 tuổi ăn nói trôi chảy hơn và có khả năng phát âm cũng như sử dụng ngữ pháp chính xác hơn (mặc dù vẫn còn mắc phải một số nhỏ).
  • Con rất thích kể chuyện, mặc dù những câu chuyện thường là do chính con sáng tạo và không có ý nghĩa cụ thể nào cả.
  • Trẻ 4 tuổi biết làm gì, con hoàn toàn có thể hát một bài hát ngắn hoặc đọc một bài thơ đã thuộc.
  • Có thể nói cả tên và họ của mình và một số bé còn nhớ cả tên bố mẹ nếu được bố mẹ dạy cho con từ sớm.
  • Có thể trẻ cũng gặp nhiều khó khăn với các phụ âm như l, s, r, v, d… nhưng điều này sẽ sớm khắc phục khi bé vào lớp 1.
  • Đa số trẻ đã biết sử dụng những câu nói dài và phức tạp để kể cho bạn nghe về những câu chuyện thú vị xảy ra trong ngày.

Trẻ 4 tuổi biết làm gì? Thắc mắc khiến không ít cha mẹ quan tâm - ảnh 2

Trẻ 4 tuổi biết làm gì, các bé thường rất thích chơi cùng bạn bè đấy mẹ ạ

Khả năng vận động

  • Một trong những bước phát triển quan trọng của trẻ lên 4 là con có khả năng kiểm soát và phối hợp đôi tay của mình.
  • Trẻ 4 tuổi có thể sao chép các chữ cái, con số và vẽ các hình khối là việc có thể cầm viết giống như cách của người lớn.
  • Kĩ năng vận động tĩnh của trẻ giờ đây bao gồm cả việc sử dụng tốt muỗng và nĩa, tự mặc quần áo và dọn sạch sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • “Trẻ 4 tuổi biết làm gì?” thì con rất thích thú với các trò chơi vận động như nhảy cao, nhảy chân sáo, nhảy lò cò, ném bóng, đá bóng, leo trèo và hoàn toàn có thể tự mặc được quần áo.
  • Những trẻ hiếu động thường chỉ thích thú với một số trò chơi vận động như leo trèo, đá bóng cùng các bé cùng trang lứa hoặc chơi cùng bố mẹ hay anh chị.

Trẻ 4 tuổi biết làm gì? Thắc mắc khiến không ít cha mẹ quan tâm - ảnh 3

Trẻ phát triển chậm hơn các bạn đồng trang lứa không có nghĩa là con chậm chạp

Bạn có thể làm gì để giúp trẻ 4 tuổi phát triển?

  • Bố mẹ hãy cùng chơi các trò chơi giả vờ với bé, mẹ hãy để bé đóng vai chính và bắt chước những gì bé làm.
  • Cho bé những lựa chọn đơn giản bất kỳ lúc nào để bé chọn, chẳng hạn như bé sẽ mặc gì, chơi gì, ăn gì. Giới hạn từ 2 hoặc 3 lựa chọn.
  • Mẹ hãy để bé chơi cùng các bạn tự do, hãy để bé tự giải quyết vấn đề với các bạn, hãy ở gần bé và chỉ trợ giúp nếu cần.
  • Khuyến khích bé nói, chia sẻ đồ chơi và phân lượt chơi cùng bạn khác để phát triển tính cách hòa đồng và tốt bụng cho con.
  • Để cho bé đồ chơi kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo như quần áo cho búp bê, bộ dụng cụ bếp, bộ ghép hình, lego.

Trẻ 4 tuổi biết làm gì? Thắc mắc khiến không ít cha mẹ quan tâm - ảnh 4

Trẻ 4 tuổi thường rất chú ý đến lời nói của bố mẹ nên việc giáo dục lúc này là hết sức quan trọng
  • Khi bạn đọc truyện cho bé nghe, hỏi bé xem câu chuyện diễn ra như thế nào.
  • Nói cho bé biết màu sắc trong sách, các bức tranh, đồ vật quanh nhà và tập đếm cùng trẻ bằng các vật thông dụng như bao nhiêu quả cam, bao nhiêu cái cốc…
  • Dạy bé thông minh bằng các trò chơi xen kẽ với hoạt động ngoài trời như đuổi bắt, chạy xe đạp cùng bé.
  • Dùng các từ như ‘ trước tiên,” ”thứ hai,” ”cuối cùng” khi nói về các hoạt động hàng ngày sẽ giúp bé của bạn học về trình tự của sự việc và sắp xếp chúng.
  • Dành thời gian để trả lời câu hỏi “tại sao” của bé và cố gắng lý giải chúng theo hướng tích cực để trẻ dễ dàng hiểu được.

Bố mẹ hãy hiểu về sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này để chăm sóc và hiểu con yêu của mình hơn nhé!

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: