Mì tôm hay mì ăn liền là một món ăn không còn xa lạ đối với mỗi người chúng ta, nó được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi tính tiện lợi, chế biến nhanh, giá rẻ mà mùi vị cũng hấp dẫn, dễ ăn. Tại Châu Á hầu như gia đình nào cũng có dự trữ trong nhà một vài gói mì ăn liền, thậm chí người ta ăn mì thay cho cả bữa chính và bữa ăn phụ. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), năm 2017 người Việt Nam đã tiêu thụ 5,06 gói mì, xếp thứ 5 về tiêu thụ mì trên thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ.
Tuy nhiên, bạn có biết ăn quá nhiều mì cũng không tốt cho sức khỏe? Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về mì ăn liền và làm thế nào để ăn mì đúng cách mà không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Tác hại của mì tôm đối với sức khỏe
Gây bệnh tim mạch, tiểu đường: Ăn quá nhiều mỳ tôm vì khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo phì và dễ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…
Tăng quá trình lão hóa: Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ôxy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ôxy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ôxy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
Đau dạ dày: Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày, gây rối loạn chức năng dạ dày.
Hại thận: Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí ăn nhiều có thể gây sỏi thận.
Cách ăn mì tôm không gây hại cho sức khỏe
Tuy rằng mì tôm tiềm ẩn nhiều yếu tố không tốt cho sức khỏe nhưng đối với nhiều người đó vẫn là món ăn không thể thiếu. Nếu chúng ta biết cách chế biến và sử dụng với tần suất hợp lý thì vẫn có thể thưởng thức món ăn này mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là những cách nấu mì ăn liền đúng cách bạn nên áp dụng mỗi khi chế biến mì.
1. Đun nước sôi và chần vắt mì trong nước sôi, sau khi các vắt mì đã tách rời nhau, đổ bỏ nước ( điều này giúp loại bỏ chất xám và lớp dầu chiên bên ngoài sợi mì).
2. Đun sôi nước mới, tiếp tục đổ mì vào chần đến độ mì bạn mong muốn, sau đó nhanh chóng tắt bếp tránh để quá lâu sợi mì sẽ nát mất ngon. Nếu bạn thích ăn mì khô thì đổ nước.
3. Bỏ thêm gia vị, các gói gia vị có sẵn như đã nói ở trên tốt nhất bạn nên hạn chế dùng, hoặc nếu dùng chỉ nên dùng nửa gói, không nên đổ toàn bộ. Bạn có thể thay thế những gói gia vị sẵn đó bằng các nguyên liệu gia vị tại nhà mình và phân bổ liều lượng hợp lý.
4. Để cân bằng hơn về dinh dưỡng, bạn hãy cho thêm rau, trứng, một ít thịt hoặc cá, … Mỗi tô mì nên bổ sung 25 – 30 gram chất đạm từ tôm, thịt lợn, thịt bò, … Bạn có thể chế biến riêng những thực phẩm này sau đó mới bỏ thêm vào bát mì.
Nguồn : sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/an-qua-nhieu-mi-tom-anh-huong-den-suc-khoe-cua-ban-a186585.html