8 cách đơn giản giúp giảm phù chân khi mang thai hiệu quả

Phù chân là hiện tượng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt những tháng cuối thai kỳ gây không ít khó chịu, lo lắng cho người mẹ.

Để hạn chế những biến chứng xấu xảy ra cũng như đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mời bạn tham khảo 8 cách giảm phù chân cho bà bầu mà Bau.vn giới thiệu sau đây.

Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

giảm phù chân

Thực tế cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, đây là sự thay đổi cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất nuôi dưỡng thai. Trong đó, hiện tượng phù chân khi mang thai khá thường gặp, đây chỉ là hệ quả của việc cơ thể thích nghi dần với sự lớn lên nhanh chóng của thai nhi trong bụng. Vì thế, phù chân thường xuất hiện và nghiêm trọng nhất ở những tháng cuối thai kỳ.

Ngoài phù chân, nhiều thai phụ còn bị phù ở cả những cơ quan khác, thường gặp là tay và mặt. Đa phần thai phụ bị phù chân khi chăm sóc và nghỉ ngơi tốt sẽ không gặp vấn đề sức khỏe đáng ngại nào. Song cần theo dõi hiện tượng này và nhận biết các trường hợp phù chân là dấu hiệu nguy hiểm của hội chứng bệnh lý thai nghén hoặc tiền sản giật.

Cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả

1. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri

Một trong những cách làm giảm sưng chân là hạn chế sử dụng muối trong bữa ăn. Điều này là do muối làm cho cơ thể của mẹ bầu giữ nước dẫn đến tình trạng phù. Vì thế, lời khuyên là nên giảm tối đa lượng muối trong chế độ ăn của mình, đồng thời cũng hạn chế hoặc thậm chí không sử dụng thực phẩm đóng hộp vì chúng có chứa rất nhiều natri.

2. Bổ sung thêm các thực phẩm chứa kali

Bổ sung thêm các thực phẩm chứa kali

Theo các nghiên cứu, những mẹ bầu bị sưng phù chân nghiêm trọng, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ thường có hiện tượng thừa Natri và thiếu Kali. Vì thế đi đôi với việc giảm Natri thu nạp, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung Kali để dịch lỏng trong cơ thể cân đối hơn.

Những thực phẩm tự nhiên chứa hàm lượng Kali cao bao gồm: chuối, các loại đậu, khoai tây và khoai lang, sữa chua, cá hồi, nước ép trái cây, cải bó xôi,… Ngoài ra, Kali cũng có thể nạp từ các viên uống bổ sung, song cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ về loại viên uống được sử dụng trong thai kỳ cũng như liều lượng phù hợp.

3. Uống nhiều nước hơn

Uống nhiều nước hơn

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, bà bầu nên uống 8–10 ly nước mỗi ngày trong suốt thai kỳ của mình. Lý do là nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời khi bổ sung đủ nước thì các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, ngoài ra còn tránh được tình trạng tích lũy chất lỏng gây phù.

4. Hạn chế caffeine

Hạn chế caffeine

Mẹ bầu tiêu thụ caffeine được biết là không tốt cho sức khỏe của thai kỳ, đặc biệt là nó cản trở sự hấp thụ axit folic, một loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi mà nếu thiếu hụt sẽ gây dị tật ống thần kinh. Hơn nữa, caffeine còn có tác dụng như một chất lợi tiểu làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn, từ đó cơ thể bạn nghĩ rằng nó cần phải giữ nước lại và điều này không tốt cho tình trạng sưng phù hiện tại.

5. Kê cao chân và nằm nghiêng khi ngủ

Kê cao chân và nằm nghiêng khi ngủ

Những lúc ngủ hoặc chợp mắt vào giấc trưa, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái. Tư thế ngủ tốt cho bà bầu này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm sưng phù chân hiệu quả. Lý do vì việc nằm nghiêng một bên như vậy sẽ giảm áp lực tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới.

Ngoài ra, khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, mẹ bầu nên dùng gối để kê chân cao hơn tim so với mặt đất, điều này cũng giúp phòng ngừa tình trạng sưng phù trong những tháng cuối thai kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên ngồi hoặc đứng lâu trong một thời gian dài mà nên thay đổi tư thế của mình để giúp máu lưu thông tốt hơn.

6. Hãy massage đôi chân của bạn

Hãy massage đôi chân của bạn để giảm phù chân

Việc massage chân cũng là cách làm giảm sưng cực kỳ tốt, giúp lưu thông máu và chất dịch trong cơ thể, từ đó sẽ giúp tình trạng sưng phù trở nên dễ chịu hơn. Trong khi thực hiện, mẹ bầu có thể thêm một ít tinh dầu oải hương hoặc bạc hà để có trải nghiệm thư giãn hơn.

7. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một phương pháp giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn. Vì thế, nên duy trì việc tập luyện hằng ngày bằng cách thực hiện các bài tập vừa phải hay chỉ đơn giản là đi bộ. Các mẹ nên dành thời gian ít nhất từ 5–10 phút mỗi ngày để đi bộ. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu và hỗ trợ giảm sưng phù chân hiệu quả.

8. Chọn giày dép phù hợp

Chọn giày dép phù hợp để giảm phù chân

Tránh mang giày cao gót, giày quá chật. Thay vào đó, mẹ bầu nên chọn giày bệt, rộng rãi, thoáng, thoải mái để hỗ trợ cho việc đi lại, vận động dễ dàng hơn.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.