Thai nhi ghét những âm thanh gì khi ở trong bụng mẹ? Cho thai nhi nghe nhạc mẹ cần lưu ý gì?

Cho thai nhi nghe nhạc là việc tất cả các mẹ bầu đều biết. Nhưng việc cho thai nhi nghe như thế nào để mẹ thoải mái, bé phát triển. Tuy nhiên, cho thai nhi nghe như thế nào để mẹ thoải mái, bé phát triển thì không phải mẹ nào cũng biết.

Lợi ích kì diệu của nhạc cho thai nhi

  • Bé lớn lên có kỹ năng ngôn ngữ tốt
  • Cải thiện mô hình giấc ngủ của trẻ ngay cả sau sinh
  • Gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé
  • Giảm căng thẳng cho mẹ bầu trong thai kì…

Thai nhi ghét âm thanh gì

Thai nhi ghét những âm thanh gì khi ở trong bụng mẹ?

 

Nếu bạn chưa có thói quen nghe nhạc cùng bé thì hãy hình thành thói quen ấy ngay từ bây giờ nhé. Lợi ích của nhạc cho bà bầu vừa giúp thai nhi phát triển tốt, khỏe mạnh và thông minh lại vừa giúp bạn thoải mái, nhẹ nhàng, tránh các áp lực tâm lí trong thai kỳ.

Bé ghét những âm thanh gì khi ở trong bụng mẹ

Nghe nhạc khiến bé cảm thấy thoải mái và thích thú nhưng những bản âm nhạc “ngoại lai” như tiếng ồn từ bên ngoài sẽ khiến bé chẳng thể yêu thích được:

1. Tiếng máy móc ồn ào

  • Những âm thanh đinh tai, nhức óc này sẽ tác động không tốt đến thai nhi. Ban đầu, âm thanh ngược sẽ chỉ gây khó chịu cho thai nhi. Khi ở gần khu vực ồn ào này lâu âm thanh ngược sẽ tác động đến mẹ ở các bộ phận: tai, hệ thần kinh trung ương đến tim mạch, dạ dày rồi hàng loạt các cơ quan khác. Cuối cùng tác động đến thính giác. Khi ở trong khu vực ồn ào lâu mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, Endorphins sẽ không được tiết ra. Có mẹ còn bị ù tai, thay đổi về mặt sinh lý như nhịp tim, huyết áp thay đổi, tính tình gắt gỏng, khó dở. Vì vậy, khu vực có tiếng ồn lớn ắt hẳn không phải là nơi có không gian lý tưởng cho mẹ và bé dưỡng thai rồi.

2. Tiếng la hét, cãi lộn

  •  Những âm thanh này cũng không khác gì tiếng máy móc ồn ào chút nào. Chỉ khác là âm thanh này do con người trực tiếp tạo ra mà thôi. Nó khiến bé bị giật mình khi đang ngủ và nhất là khi những âm thanh này xuất phát từ chính mẹ của thai nhi thì thai nhi sẽ cảm nhận rõ sự mệt mỏi, uất ức hay phẫn nộ từ chính mẹ mình. Khi mẹ nổi giận thì cơ thể mẹ sẽ tự động tiết ra Adrenosterol, chất này ảnh hưởng đến sự phân hóa và liên hợp các tế bào của tổ chức phôi thai dẫn đến kết cấu thai nhi khác thường. Hậu quả để lại có thể là khuyết tật trong sinh lý của trẻ về sau.

3. Những âm thanh ồn ào, náo nhiệt

  • Những âm thanh ồn ào như vũ trường mẹ nên từ chối đến gần vì nơi này hỗn tạp âm thanh khiến bé không biết định hướng theo loại nhạc nào. Sự khó chịu và mệt mỏi khiến bé chỉ muốn thật nhanh rời khỏi nơi này.

Thai nhi ghét âm thanh gì

Thai nhi ghét âm thanh ồn ào trong bụng mẹ

4. Tiếng gào khóc, rên rỉ

  •  Đây chắc chắn không phải là không gian mẹ nên ở lâu. Mẹ càng hạn chế tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực sẽ càng tốt cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bất khả kháng đi đám hiếu, mẹ phải đi viếng, thì việc tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực là điều không thể tránh khỏi. Mẹ hãy cố gắng không để những tiếng khóc, tiếng kèn, la hét đó ảnh hưởng đến tâm lý mình. Hãy nghĩ một cách lạc quan rằng người chết không phải kết thúc mà là một khởi đầu mới.9

5. Những bài hát và bản nhạc không phù hợp

  •  Những bản nhạc u buồn khiến cảm xúc của mẹ đi xuống sẽ không thích hợp cho thai nhi. Cũng như vậy, những bản nhạc dữ dội quá mẹ cũng hạn chế tiếp xúc nhé.

Những lưu ý khi cho thai nhi nghe nhạc

  • Dùng tai nghe cho thai nhi nghe nhạc cần chú ý âm lượng: Như đã phân tích ở trên, môi trường nước truyền âm rất tốt, vì vậy, mẹ chỉ cần mở âm lượng vừa đủ như mẹ nghe là thai nhi cũng có thể nghe được. Không nhất thiết phải mở quá lớn vì sợ thai nhi không nghe được nha mẹ.
  • Những mẹ có kinh nghiệm cho con nghe nhạc thường chia sẻ rằng nhạc cổ điển giúp thai nhi chuyển động đều hơn và lớn nhanh hơn. Những bản nhạc của nhà thờ cũng tác động rất tốt đến thia nhi. Mẹ nên tránh những bản nhạc bốc lửa, âm thanh chát chúa sẽ khiến thai nhi giật mình.
  • Nên cho bé nghe nhạc 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần khoảng 10 phút là hợp lý.

Thai nhi ghét những âm thanh gì trong bụng mẹ? là câu hỏi mà nhiều bố mẹ quan đêm để có thể tránh xa những điều thai nhi ghét giúp bé phát triển trong bụng mẹ toàn diện.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.