Những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ?

Cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu ớt, việc sử dụng các loại thuôc scho trẻ nên thận trọng. Dưới đây là những chú ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ bố mẹ cần biết.

1. Thuốc long đờm là gì?

Thuốc tiêu đờm hay thuốc tiêu chất nhầy được sử dụng để làm long tiết dịch từ niêm mạc phế quản, khí quản. Thuốc có tác dụng làm thay đổi cấu trúc, giảm độ quánh nhớt của đờm nhầy, từ đó khiến đờm có thể tống ra khỏi đường hô hấp bằng hành động khạc nhổ hoặc thông qua hệ thống lông chuyển.

2. Tác dụng phụ của thuốc long đờm

  • Thuốc long đờm có thể khởi phát cơn co thắt phế quản.
  • Thuốc có thể làm lỏng chất nhầy bảo vệ dạ dày nên dễ làm loét dạ dày.
  • Tác dụng phụ khác của thuốc gồm: Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, tăng men gan nhẹ, phát ban ở da, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi nhiều,…

Mẹo hay để việc cho con uống thuốc không còn là

Thuốc tiêu đờm hay thuốc tiêu chất nhầy được sử dụng để làm long tiết dịch từ niêm mạc phế quản, khí quản

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ

Trẻ bị ho có đờm có thể được chỉ định sử dụng thuốc long đờm để làm đờm lỏng hơn, dễ dàng thoát từ phế quản ra ngoài. Để tránh các tác dụng phụ bất lợi, khi sử dụng thuốc cho trẻ, phụ huynh cần chú ý tới những vấn đề sau:

  • Nếu có nhiều đờm loãng ở phế quản mà bệnh nhi giảm khả năng ho, phải tiến hành hút ra.
  • Không dùng thuốc đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản.
  • Không dùng cho bệnh nhi bị viêm loét dạ dày vì tác dụng phụ của thuốc là gây hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày.

CÓ NÊN HÚT ĐỜM CHO BÉ SƠ SINH HAY KHÔNG? | Bluecare Blog

Nếu có nhiều đờm loãng ở phế quản mà bệnh nhi giảm khả năng ho, phải tiến hành hút ra.

  • Không dùng hoặc thận trọng khi dùng cho người bệnh hen vì thuốc có thể gây co thắt phế quản ở những người có cơ địa mẫn cảm. Nếu có co thắt phế quản, phải ngừng thuốc và khí dung salbutamol hoặc ipratropium.
  • Không dùng thuốc cho trẻ bị suy nhược, quá yếu hoặc không biết khạc đờm vì sẽ càng tăng ứ đờm trong đường hô hấp khiến bệnh nặng thêm.
  • Thời gian điều trị bằng thuốc không được kéo dài quá 8 – 10 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Tốt nhất bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc long đờm trong điều trị nội trú tại các cơ sở y tế có điều kiện hỗ trợ như hút đờm, vỗ rung (khi cần thiết) để đờm thoát ra ngoài dễ dàng.

Nguồn : Sức khỏe công động