Tắm cho trẻ vào mùa Hè phải để bẩn 3 chỗ này mới là tốt

Không phải bộ phận nào của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần phải làm sạch khi tắm. Dưới đây Bầu sẽ liệt kê 3 vị trí mẹ nên để bẩn khi tắm cho con.

Mùa hè, toàn bộ cơ thể bé đổ mồ hôi rất nhiều nên cần phải được làm sạch, tắm rửa mỗi ngày, loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, có 3 bộ phận trên cơ thể bé thực chất lại không cần được làm sạch quá mức, cần được để bẩn bé mới thực sự khỏe mạnh.

1. Rốn

Tắm cho trẻ vào mùa Hè phải để bẩn 3 chỗ này mới là tốt - ảnh 1

Rốn trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách nhất

Rốn thường lõm vào trong nên cũng chứa ít các bụi bẩn hơn bộ phận khác. Nếu mẹ cố tình làm sạch rốn bằng mọi cách có thể gây đau bụng, nôn mửa, thậm chí là tiêu chảy cho bé. Điều này là do da bé rất mỏng và bên sâu trong rốn là các cơ quan như dạ dày, thận, đại tràng, bàng quang…

Cha mẹ chỉ cần nhúng khăn ẩm lau nhẹ nhàng chứ không được chà xát mạnh, rửa sạch. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh vừa chào đời, rốn chưa rụng hoàn toàn thì cần được giữ khô, không dính nước, bằng không sẽ bị viêm nhiễm, chảy máu và mủ.

2. Mông bé

Tắm cho trẻ vào mùa Hè phải để bẩn 3 chỗ này mới là tốt - ảnh 2

Mông trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, mẹ đừng lau quá thường xuyên

Mỗi lần thay tã cho bé, cha mẹ thường dùng nước sạch và khăn lau để lau mông cho bé. Tuy nhiên trên thực tế ở mông trẻ nhỏ có một lớp màng tự nhiên giúp bảo vệ mông, làm giảm các kích thích bên ngoài và giảm ngứa rát.

Việc mẹ dùng khăn lau chà xát quá mạnh sẽ làm hỏng lớp da mỏng manh của mẹ, phá hủy lớp bảo vệ tự nhiên này dễ khiến bé bị dị ứng và mẩn đỏ. Vì thế, không cần làm sạch quá mức phần mông của bé khi tắm vì nó không hề bẩn như mẹ nghĩ.

3. Tai

Tắm cho trẻ vào mùa Hè phải để bẩn 3 chỗ này mới là tốt - ảnh 3

Tuyệt đối không nên ngoáy tai thường xuyên cho con

Mẹ nhìn vào trong tai bé và thấy có khá nhiều ráy tai. Lo sợ chúng gây ngứa ngáy cho con nên mẹ có thể dùng tay để ngoáy và ngoáy không ngừng cho đến khi trông chúng sạch sẽ bằng mắt thường.

Thế nhưng thực chất ráy tai không phải là rác và một lượng ráy tai thích hợp là rất tốt cho em bé của bạn. Ráy tai có thể ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn bên ngoài ống tai và lọc tiếng ồn, bảo vệ thính giác cho bé. Vì thế, không nên làm sạch ráy tai thường xuyên.

Bên cạnh đó, chỉ nên dùng tăm bông nhỏ, loại dùng cho trẻ nhỏ, di chuyển nhẹ nhàng không cần sâu để làm sạch tai cho bé. Nếu đi vào quá sâu có thể ảnh hưởng đến thính giác.

Như vậy mới thấy vệ sinh cho trẻ sơ sinh không phải điều đơn giản, không phải cứ sạch là tốt. Hy vọng bài viết của Bầu sẽ giúp cho những bố mẹ lần đầu chăm con sơ sinh có thêm kinh nghiệm để nuôi con nhàn tênh.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng