Con không tăng cân, đừng ép ăn, hãy làm cách này!

Nhiều trẻ em hiện nay có xu hướng biếng ăn hoặc chỉ ăn những đồ mình yêu thích, điều này khiến các bậc cha mẹ luôn lo lắng về cân nặng và sức khỏe của bé. Vậy nếu con mình như thế, đừng ép ăn, hãy làm cách này nhé !

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân rất đa dạng, nhưng các lý do chính thường được nhắc đến đó là:

– Pha sữa không đúng cách làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa.

– Chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu cha mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng, cho con ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm nào đó như: Tinh bột hoặc chất đạm,… cũng làm cho trẻ chán ngán, biếng ăn, cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng chậm tăng cân. Thức ăn có chứa thành phần trẻ bị dị ứng hoặc không ăn được cũng làm giảm hứng thú Chế độ ăn quá ít hoặc không có dầu mỡ, dẫn đến bé không hấp thu được các chất như: Vitamin A, D, E, K,…

– Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Đây là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng vì tham gia vào rất nhiều chức năng và hoạt động sống của các cơ quan. Việc thiếu hụt vitamin và khoáng chất không chỉ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng mà còn khiến cho việc chuyển hóa bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân.

Bật mí bí quyết chăm sóc trẻ biếng ăn cực hiệu quả giúp con tăng cân vù vùVì sao trẻ biếng ăn?

– Hội chứng kém hấp thu: Cơ thể trẻ nhỏ chưa hoàn thiện về hệ thống enzyme tiêu hóa nhưng cha mẹ không biết và cho con ăn nhiều thức ăn quá nhiều dinh dưỡng, dẫn đến không tiêu hóa được, gây ra các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng,… Cho ăn quá nhiều chất này nhưng thiếu chất kia cũng khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân.

– Loạn khuẩn đường ruột: Trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ dễ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm số lượng men vi sinh, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó gây biếng ăn chậm tăng cân.

– Bệnh lý khác: Trẻ bị nhiễm giun sán, rối loạn chuyển hóa,…

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân xã hội như: Căng thẳng gia đình do cha mẹ ly hôn, bé chuyển trường học mới, bắt đầu đi học,… đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười ăn, chậm tăng cân.

Trẻ biếng ăn, mẹ nên làm gì?

Bước 1: Hiểu cách đánh giá tăng cân đúng

– Điều này được thực hiện bằng cách cân đo ít nhất 2 lần và thời gian giãn cách ít nhất là 8 tuần. Thông thường, chúng tôi khuyên cha mẹ theo dõi cân nặng trong 3 lần cân và xem xu hướng trên biểu đồ tăng trưởng của 3 lần này. Nếu trẻ trải qua bệnh (có nhập viện hay không), thời gian giãn cách được khuyên cộng thêm 3-4 tuần, điều này tùy thuộc vào đánh giá của chuyên gia về thời điểm hết bệnh thực sự của trẻ.
– Một điều cha mẹ nên biết: Không chịu ăn không có nghĩa là sẽ luôn tồn tại tăng trưởng kém. Trên thực tế, nhiều bé biếng ăn vẫn có thể tăng trưởng ở mức bình thường nếu đánh giá đúng. Hơn nữa, trẻ không chịu ăn nên được hiểu là tạm thời, trừ khi có tác động tâm lý lên hành vi này (Ví dụ như ép bé ăn, dụ bé ăn bằng tivi hoặc điện thoại).

Bước 2: Cân đối lại lượng thức ăn

– Ăn đủ lượng: Mỗi bữa, cho trẻ ăn một lượng phù hợp với khả năng hấp thu.

– Ăn đủ chất: Các món ăn hay chế độ dinh dưỡng của trẻ phải đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, cụ thể là: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

– Ăn đa dạng: Một số trẻ biếng ăn vì các bữa ăn hàng ngày giống hệt nhau, gây nhàm chán. Cha mẹ nên luân phiên thay đổi các món ăn khác nhau cho trẻ.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Trẻ 1 Tuổi

Cân đối lượng thức ăn và dinh dưỡng cho bé

Bước 3: Giữ tâm lý cân bằng trong bữa ăn

– Để giúp bé chịu ăn và hứng thú khi ăn, bố mẹ nên giữ 1 trạng thái tâm lý cân bằng trong bữa ăn, tránh la mắng, dọa nạt… Khuyến khích bé tham gia ăn cùng gia đình hoặc cùng với các bé khác (nếu có thể).
– Hơn nữa, mẹ cũng nên tránh bỏ lửng chuyện ăn uống của con. Ví dụ: ngày đó mẹ bận việc nên cho con uống sữa bù. Bố mẹ nên cho con ăn đúng bữa để tạo thói quen tốt về ăn uống. Song song đó, nếu bé đang biếng ăn thì có thể giảm khẩu phần đi 30-50% và tăng thêm số lần hoặc những thực phẩm cung cấp thêm năng lượng.
Mẹ cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày là hợp lý?
Để giúp bé chịu ăn và hứng thú khi ăn, bố mẹ nên giữ 1 trạng thái tâm lý cân bằng trong bữa ăn, tránh la mắng, dọa nạt
– Việc lựa chọn sữa cho con, mẹ cũng cần giữ tâm lý cân bằng. Không nên vì quá nôn nóng muốn con tăng cân nhanh mà chọn sữa có thành phần dinh dưỡng không phù hợp. Phụ huynh nên chọn sữa có đạm đhất Lượng và hàm lượng các chất phù hợp để con tăng cân khỏe mạnh.
– Mẹ cũng có thể luân phiên người cho ăn bé, chia sẻ điều này với bố của bé, ông bà hoặc các thành viên khác trong gia đình. Hãy bắt đầu với bố của bé. Thực tế nhiều ông bố có những kỹ năng đặc biệt để giúp trẻ chịu ăn.

Bước 4: Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên

Hoạt động vui chơi cùng trẻ sẽ giúp sử dụng và tái nạp năng lượng một cách cân bằng. Lời khuyên là các bé nên hoạt động vui chơi tầm 30 phút/ngày. Những bé quá hiếu động, mẹ có thể giảm thời gian sử dụng năng lượng của trẻ thông qua 1 số hoạt động nhẹ nhàng hơn như tô màu, xếp chữ…Điều này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn tạo cảm giác đói, giúp trẻ ăn nhiều hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng