Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian là một phương pháp được các mẹ bỉm sữa truyền tai nhau về công dụng hiệu quả, giúp các bé hết mồ hôi trộm nhưng vẫn đảm bảo an toàn, đặc biệt là những nguyên liệu vô cùng dễ tìm.
Nếu mẹ vẫn còn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy nhanh chóng lưu lại bí quyết chữa mồ hôi trộm dưới đây nhé!
1. Mồ hôi trộm ở trẻ là gì?
Để biết được phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian như thế nào, trước tiên bạn cần hiểu rõ mồ hôi trộm là một tình trạng xảy ra phổ biến với trẻ nhỏ nhưng lại không có mối liên quan đến vấn đề thời tiết hay các yếu tố bên ngoài tác động đến.
Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm có thể dẫn đến tình trạng người mệt mỏi
Đây là một hiện tượng thường xảy ra vào ban đêm khi trẻ đang ngủ. Mặc dù đổ mồ hôi trộm đa phần trường hợp là trẻ nhỏ, nhưng người lớn vẫn có thể gặp phải tình trạng này.
Mồ hôi trộm ở trẻ, thành phần chủ yếu là nước chiếm đến 90% còn lại là những chất cặn bã và muối. Khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước và muối khiến cơ thể trẻ dần suy kiệt, mệt mỏi, là nguyên nhân khiến nhiều trẻ quấy khóc, bỏ bú.
2. Cách chữa mồ hôi trộm
Tắm nắng
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là do thiếu vitamin D. Vitamin D rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khi thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm khá nhiều, không những vậy còn làm tăng nguy cơ còi xương, rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn. Mẹ có thể quan sát biểu hiện ở trẻ là thường xuyên đổ mồ hôi trộm ở vùng trán dù cho nhiệt độ không quá nóng.
Làm thế nào để hết mồ hôi trộm? Có rất nhiều cách để bổ sung vitamin D cho trẻ, một trong những mẹo chữa mồ hôi trộm do thiếu vitamin D đơn giản nhất là tắm nắng cho trẻ.
Mỗi ngày mẹ nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng ở khung giờ lý tưởng nhất là từ 6 – 9 giờ vào mùa hè hoặc có thể lâu hơn đến khoảng 10 giờ vào mùa đông, nên chọn khi trời nắng nhẹ, không gắt và làm rát da.
Một lưu ý quan trọng là không để mắt bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ gây chói, hại mắt và chỉ nên tắm nắng với thời gian vừa đủ.
Chữa mồ hôi trộm với lá đinh lăng
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng gối đinh lăng là một trong những phương pháp được mẹ bỉm sữa áp dụng rất thành công.
Bằng cách dựa vào nguyên tắc thẩm thấu, khi trộn lá đinh lăng cùng với bông gòn làm gối ngủ cho bé sẽ phát huy tác dụng nhờ vào những tinh chất có lợi trong lá đinh lăng thẩm thấu dần vào cơ thể sau một thời gian sử dụng liên tục, ngoài ra còn giúp bé có thể ngủ ngon giấc.
Về cách làm rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị lá đinh lăng khô có sẵn hoặc dùng lá tươi đem rửa sạch, phơi dưới nắng gắt khoảng 3 ngày.
Tiếp theo đem lá đinh lăng đi rang giòn. Khi rang, mẹ nhớ chú ý tránh để quá lửa làm lá bị cháy và động tác quá mạnh khiến phần lá bị gãy vụn quá nhiều.
Sau khi thu được lá đinh lăng rang giòn, mẹ đem trộn chung với bông gòn với tỷ lệ 1:1 rồi nhét vào gối.
Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian bằng lá đinh lăng
Đối với gối đinh lăng có thời gian sử dụng khá dài, được xem là an toàn và cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ rất hiệu quả, có thể sử dụng khoảng 8 – 10 tháng.
Nhưng vì thành phần là lá khô nên tránh để nơi ẩm ướt hoặc khi mồ hôi của bé thấm vào gối mẹ nên chú ý phơi để tránh ẩm mốc, khi gối có dấu hiệu bị mốc thì không nên sử dụng tiếp.
Một cách làm khác tiết kiệm thời gian hơn, mẹ có thể dùng lá đinh lăng tươi rửa sạch rồi đem đi vò nát, tiếp tục chà xuống giường ngủ nơi bé nằm liên tục trong khoảng từ 5 ngày trở lên sẽ thấy tình trạng ra mồ hôi trộm cải thiện đáng kể.
Chữa mồ hôi trộm với lá lốt
Lá lốt là một trong những nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn ngon, không những vậy từ xa xưa ông bà ta đã biết sử dụng lá lốt xem như một loại dược liệu trị bệnh xương khớp, đau nhức, đào thải độc tố và là một trong những bài thuốc chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian đơn giản, hiệu quả.
Để chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt có rất nhiều cách như nấu nước pha chung với muối loãng ngâm chân, dùng nước lá lốt thay nước lọc… tuy nhiên đối với trẻ nhỏ đang ở giai đoạn ăn dặm thì phương pháp được ưu tiên hàng đầu là dùng lá lốt chế biến thành món ăn.
Bé hết mồ hôi trộm nhờ mẹ dùng lá lốt
Như vậy, ăn gì để hết mồ hôi trộm thì câu trả lời chính là lá lốt. Mẹ có thể dùng khoảng 50g lá lốt cho một lần sử dụng băm nhuyễn nấu với những nguyên liệu khác như thịt, cá, tôm chế biến thành những món cháo dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của bé trong khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ cải thiện được tình trạng ra mồ hôi trộm.
Cháo trai chữa mồ hôi trộm
Trong thịt trai có giá trị dinh dưỡng cao, theo đông y thì trai có tính hàn thường được sử dụng làm dược liệu trong một số bài thuốc, trong đó có bài thuốc chữa mồ hôi trộm.
Tuy nhiên cần ăn kiêng trì trong khoảng thời gian trên 15 ngày mới đem lại hiệu quả cao, nhưng cũng không nên lạm dụng vì trai chứa nhiều chất đạm, đối với những bé có hệ tiêu hoá kém ăn nhiều dễ bị khó tiêu, lạnh bụng.
Để nấu món cháo trai chữa mồ hôi trộm mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
– Trai loại vừa khoảng 5 con, có thể thay đổi bằng sò hoặc hến cũng có tác dụng tương đương.
– 50gr gạo nếp
– 30 – 25 gr lá dâu non (nếu có)
– Dầu ăn dành cho trẻ em
– Gia vị
Nấu cháo trai chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Cách làm:
– Trai mua về rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 1 giờ để trai nhả hết chất bẩn, sau đó đem rửa sạch lại dưới vòi nước mạnh.
– Tiếp tục luộc trai đến khi mở nắp vỏ, lấy phần ruột trai thái nhỏ vừa ăn, nêm nếm gia vị rồi xào cùng với lá dâu non dưới lửa vừa cho đến khi trai săn thịt.
– Nấu gạo nếp cùng nước luộc trai hoà loãng với một ít nước lọc, đun dưới lửa nhỏ, chú ý khuấy đều để tránh cháo bị khét.
– Khi cháo đã chín, mẹ tiếp tục cho phần thịt trai vào nồi cháo đảo đều, đợi đến khi sôi lại một lần nữa thì tắt bếp.
Cháo cá quả chữa mồ hôi trộm
Cá quả là một loại cá quen thuộc, cũng là một trong những nguyên liệu chính trong khẩu phần ăn của bé được nhiều mẹ sử dụng thường xuyên.
Nhưng ăn cháo cá quả còn có tác dụng chữa mồ hôi trộm ngoài việc cung cấp nhiều dưỡng chất khác thì không phải ai cũng biết.
Ăn cháo cá quả chữa mồ hôi trộm cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng thành công
Để chữa mồ hôi trộm cho bé mẹ có thể thay đổi luân phiên các món như cháo trai, cháo nếp cẩm, cháo cá quả vừa cung cấp dưỡng chất vừa cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi trộm rất hiệu quả.
Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu sau:
– Cá quả: Một con nhỏ khoảng 200gr
– Gạo tẻ hoặc bột gạo tẻ: 50gr
– Bột ngũ vị: 2gr
– Gia vị
Cách làm:
– Cá quả đem làm sạch, loại bỏ nội tạng đem luộc hoặc hấp cách thuỷ rồi lọc xương lấy phần thịt nạc. Ở công đoạn này mẹ nên chú ý kỹ để tránh sót phần xương nhỏ.
– Tiếp theo đem thịt cá ướp cùng gia vị vừa ăn.
– Gạo và bột ngũ vị cho vào nồi nước dùng cá hoà loãng thêm một ít nước lọc, đun dưới lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi chín.
– Cuối cùng là đổ phần thịt cá đã ngấm gia vị vào nồi đảo đều, đợi nồi cháo sôi thêm một lần nữa thì tắt bếp.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp mẹ biết thêm phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian với những cách dễ làm và vô cùng an toàn từ những món ăn hấp dẫn và các mẹo từ loại nguyên liệu dễ tìm giúp bé nhanh chóng cải thiện được tình trạng ra mồ hôi trộm một cách dứt điểm.
Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/mach-me-phuong-phap-chua-mo-hoi-trom-theo-cach-dan-gian-cuc-hieu-qua-a182443.html