Bé trai bị sưng bộ phận sinh dục đau và không đau? Bố mẹ cần nắm rõ nguyên nhân và những ảnh hưởng!

Bộ phận sinh dục được đề cập ở đây chính là bìu-túi chứa 2 tinh hoàn. Tình trạng sưng bìu thường được chia thành 2 trường hợp sưng bìu không đau và sưng bìu đau. Vậy nguyên nhân là do đâu? và nó gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

Nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục (sưng bìu) không đau

Tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn tiến từ từ theo thời gian. Nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Thoát vị hoặc tràn dịch tinh mạc (hydrocele)

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục (sưng bìu). Chúng gây ra bởi các lỗ mở bất thường để lại sau khi tinh hoàn di chuyển vào bìu trong quá trình tăng trưởng trong bụng mẹ. Quá trình này gây vấn đề sau:

  • Thoát vị: là một khối phồng của ruột thông qua các lỗ mở đó.
  • Tràn dịch tinh mạc là sự tích tụ chất lỏng trong bìu.

Bố mẹ lơ mơ về 'cậu nhỏ' của bé - Sức khỏe

Các tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ sinh non tháng.

2. Giãn tĩnh mạch thừng tinh (varicocele)

Đây cũng là nguyên nhân bé trai bị sưng bộ phận sinh dục nhưng không đau do giãn các tĩnh mạch ở bìu, làm suy giảm chức năng của tinh hoàn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

Nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm phù bìu vô căn và khối u tinh hoàn. Vô căn có nghĩa là nó có một nguyên nhân chưa biết. Tình trạng này rất hiếm ở bé trai dưới 15 tuổi. Khoảng 10-15% chàng trai trẻ có vấn đề này. Nó xảy ra phổ biến hơn ở bìu bên trái.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở trẻ tuổi nào? | Vinmec

Giãn tĩnh mạch thừng tinh (varicocele)

Nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục (sưng bìu) đau

Tình trạng sưng bìu đau cũng có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn tiến từ từ theo thời gian. Tình trạng này không phổ biến nhưng nếu xảy ra thì thường nghiêm trọng, đặc biệt là nếu xảy ra đột ngột. Nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và bị tổn thương, hoại tử. Một sợi dây xoắn có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu. Vấn đề này có thể cần phẫu thuật trong vòng 6 giờ để cứu tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn xảy ra ở khoảng 1 trong số 4.000 bé trai. Nó phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và bé trai trong độ tuổi 12 đến 18. Nó có thể xảy ra do tác động mạnh vào háng khi chơi hoặc trong khi chơi thể thao.

Xoắn tinh hoàn ở trẻ em | VinmecXoắn tinh hoàn ( minh họa )

2. Xoắn ruột thừa tinh hoàn

Đây là khi một túi nhỏ trên đỉnh tinh hoàn đột nhiên xoắn lại. Nó làm đau ở đầu tinh hoàn và bìu. Tình trạng này phổ biến ở trẻ trai từ 8 đến 12 tuổi. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.

3. Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn gần tinh hoàn lưu trữ tinh trùng. Nó thường gây ra bởi vi khuẩn. Các triệu chứng bao gồm cảm giác nặng nề, đau và sưng ở bìu. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và lậu có thể gây viêm mào tinh hoàn. Ở những cậu bé, tình trạng này xảy ra do có vấn đề trong đường tiết niệu hay bị quai bị. Ở những chàng trai, tình trạng này xảy ra từ việc quan hệ tình dục không được bảo vệ.

4. Kẹt khóa kéo

Nếu một phần của bìu, bao quy đầu hoặc dương vật bị kẹt trong dây kéo, nó sẽ ngay lập tức gây đau dữ dội.

5. Ban xuất huyết Henoch-Schönlein

Tình trạng này có thể làm sưng và đau bộ phận sinh dục. Nó gây ra phát ban, đau khớp, đau dạ dày và máu trong nước tiểu.

6. Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của sưng đau bìu bao gồm các chấn thương, phản ứng dị ứng và côn trùng cắn.

Điều trị khi bé trai bị sưng bộ phận sinh dục

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân, triệu chứng, tuổi, sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của tình trạng xảy ra. Việc điều trị có thể bao gồm phẫu thuật. Với xoắn tinh hoàn, bé thường sẽ cần phẫu thuật khẩn cấp để cứu tinh hoàn. Phẫu thuật cũng được tiến hành khi tinh hoàn bị chấn thương nặng.

Giáo dục giới tính cho trẻ: 2 bài học “vỡ lòng” mẹ không được quên!Tùy theo độ tuổi cũng như khả năng nhận thức, những bài học giáo dục giới tính cho trẻ cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có 2 quy tắc quan trọng mẹ nào cũng nên biết để dạy con từ sớm

Nếu bị nhiễm vi khuẩn, bé sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh. Ung thư tinh hoàn ở bé trai đáp ứng tốt với thuốc trị ung thư nhưng đôi khi sẽ cần điều trị bức xạ. Với các tình trạng như chấn thương nhẹ, quai bị, thoát vị nhỏ, hydrocele, sưng vô căn hoặc ban xuất huyết Henoch-Schönlein…, bé có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp bé trai bị sưng bộ phận sinh dục, bạn nên đưa con đến bệnh viện để nhận được tư vấn và hướng điều trị phù hợp.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng