Thai ngôi ngược (hay ngôi mông) tức là phần mông của trẻ sẽ hướng về tử cung của mẹ, còn phần đầu sẽ hướng lên trên.
Với những mẹ mang thai ngôi ngược chắc chắn sẽ phải sinh mổ. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng khi thai nhi chưa quay đầu để thuận ngôi. Nếu mang thai ngôi ngược, mẹ hãy tham khảo một số mẹo xoay ngôi thai dưới đây, những động tác này có thể áp dụng cho mẹ bầu mang thai ngôi ngược từ tuần 30-37. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các động tác này, mẹ hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước nhé!
Mẹ hãy nằm nghiêng
Mẹ nằm nghiêng là một trong những cách giúp thai nhi có thể xoay ngôi thai. Mẹ có thể nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải để giúp thai nhi tì sát xuống ngực, tạo điều kiện xoay chuyển tư thế.
Mẹ bầu giơ chân lên cao
Việc mẹ giơ chân lên cao sẽ giúp cơ thể dốc xuống, thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn nên có khả năng di chuyển ngôi thai. Mẹ nên tránh lúc ăn no kẻo sẽ bị trào ngược dạ dày. Tương tự các mẹ cũng có thể nằm gác chân lên cao. Các mẹ bầu nên thực hiện 3 lần một ngày, từ tuần thứ 37
Mẹ đi bộ
Đi bộ cũng được xem là một trong những cách giúp thai nhi xoay thuận ngôi. Hơn nữa, đi bộ ở những tuần cuối thai kỳ mang lại rất nhiều lợi ích với sức khoẻ của mẹ bầu
Động tác bò
Nếu ngôi thai ngược mẹ nên bò xung quanh giường khoảng 10 phút mỗi ngày để giúp thai nhi có thể di chuyển dễ dàng trong tử cung và thay đổi vị trí. Để thực hiện động tác này, mẹ ngồi quỳ, sau đó trườn người lên phía trước, chống tay để giữ cơ thể.
Các mẹ nên tập 3 – 4 lần/ngày, khi tập nhớ ép cằm vào ngực để giúp thả lỏng cơ vùng chậu. Nên tập nhiều lần, mỗi lần trong thời gian ngắn là tốt nhất để tránh mỏi tay.
Gập người
Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này khiến cho cơ thể dốc xuống, lúc này thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn nên sẽ tự chuyển ngôi thai. Mẹ có thể thực hiện từ tuần thai 37 để giúp trẻ đổi ngôi thuận.
Quỳ kê cao chân
Mẹ hãy làm tư thế như khi quỳ nhưng kê phần chăn hoặc gối giúp chân cao hơn, đầu cốc xuống dưới. Đây cũng là một trong những cách giúp kích thích thai nhi xoay người.
Bơi lội
Bơi lội được xem là mppn thể thao phù hợp, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho mẹ bầu. Giúp mẹ bầu thư giãn cơ bắp, giảm đau lưng. Đồng thời, trong quá trình bơi lội em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ vào vị trí thuận ngôi hơn.
Phương pháp nóng – lạnh
Mẹ có thể dùng một chiếc khăn mềm, thấm vào nước lạnh rồi thoa lên bụng, sau đó lại thấm vào nước nóng vừa phải rồi lau nhẹ trên bụng. Nóng lạnh bất thường sẽ giúp thai nhi thay đổi vị trí nằm.
Cho bé nghe nhạc
Khuyến khích thai nhi bằng cách cho thai nhi nghe nhạc cũng có công dụng trong việc xoay chuyển ngôi thai. Bên cạnh đó mẹ cũng nên nói chuyện với thai nhi và khuyến khích bé vận động
Ánh sáng
Giống như âm nhạc, ánh sáng cũng có thể dùng để hấp dẫn sự chú ý của con và từ đó khuyến khích bé xoay ngôi thai. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng một chiếc đèn pin và chiếu nó vào phần dưới của tử cung kèm theo một bịch đậu đông lạnh ở vùng bụng trên để đạt được kết quả tốt nhất.
Mẹ làm gì nếu bé vẫn “ngoan cố” không chịu quay đầu?
Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/thai-nhi-cham-quay-dau-phai-lam-sao-mach-me-nhung-meo-giup-thai-nhi-quay-dau-thuan-ngoi-a192267.html
Tags: Thai nhi chậm quay đầu