Những cách giúp mẹ khắc phục khi đau vết mổ sau sinh 1 tháng

Nếu không thể thực hiện phương pháp sinh thường, bạn có khả năng phải đối diện với những cơn đau vết mổ sau sinh 1 tháng.

Quá trình sinh nở có thể gây ra những đau vết mổ sau sinh cho bà đẻ và bạn cần có thời gian để hồi phục. Đặc biệt, nếu mẹ sinh bằng phương pháp mổ lấy thai thì cần phải có nhiều thời gian để bình phục hơn so với sinh thường.

Dưới đây là 4 cách chữa đau vết mổ sau sinh 1 tháng để mẹ chấm dứt những mệt mỏi, đồng thời có nhiều thời gian hơn để gắn bó với em bé mới chào đời.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Sau sinh mổ, mẹ cần có thời gian nghỉ nhiều hơn để mau lành vết thương. Bạn cần ở lại bệnh viện từ 3-4 ngày để theo dõi hoặc lâu hơn nếu có biến chứng xảy ra và cần đến 6 tuần sau sinh mới có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, mẹ có thể không có thời gian nghỉ ngơi nhiều do phải bận chăm con. Vì thế, bạn hãy ngủ bất cứ lúc nào bé yêu chợp mắt nhé.

Bạn cũng nên chủ động nhờ chồng hoặc người thân thay tã và làm việc nhà để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Mẹ sau sinh được nghỉ ngơi dù nhiều hay ít cũng là rất quan trọng.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng sau sinh

Chế độ dinh dưỡng sau sinh cũng quan trọng không kém trong những tháng sau khi sinh em bé. Đặc biệt, nếu mẹ đang cho con bú, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của em bé. Vì vậy, bạn hãy bổ sung nhiều loại thực phẩm vào thực đơn hằng ngày để cơ thể mau chóng hồi phục và giúp cho em bé khỏe mạnh, cứng cáp hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn rau khi cho con bú sẽ truyền lại hương vị trong sữa mẹ, giúp trẻ thích thú và dễ dàng ăn các loại rau đó khi lớn lên. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước để tăng cường nguồn sữa mẹ cho bé và tránh bị táo bón.

Không di chuyển hay vận động quá sức

Tránh di chuyển nhiều: Sau khi trải qua quá trình vượt cạn, mọi hoạt động của mẹ đều cần được chú ý và cẩn thận. Bạn tránh đi lên và xuống cầu thang càng nhiều càng tốt đồng thời giữ mọi vật dụng cần thiết gần mình như đồ dùng thay tã, thức ăn… để hạn chế di chuyển nhiều.

Không khiêng vác vật nặng: Nếu cần mang vác vật nặng, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ chồng, bạn bè hoặc thành viên trong gia đình. Ngoài ra, những lúc bạn muốn hắt hơi hoặc ho, hãy hóp bụng lại để bảo vệ vết mổ.

Kiêng quan hệ tình dục: Bạn nên kiêng quan hệ sau sinh cho đến khi vết mổ lành, liền sẹo và khô.

Tránh tập thể dục nặng: Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng nhưng tránh tập luyện nặng. Thói quen vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mau lành và ngăn ngừa táo bón, băng huyết sau sinh. Thời gian bình phục sau sinh mổ có thể mất đến 8 tuần. Tốt nhất, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi tập thể dục nặng hơn.

Chia sẻ tâm sự với người thân: Sau khi sinh con, mẹ có thể dễ bị trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy kiệt sức, buồn bã hoặc thất vọng, hãy dành thời gian để chia sẻ tâm sự với bạn bè, chồng, người thân hoặc nhờ bác sĩ tư vấn.

Uống thuốc giảm đau vết mổ sau sinh 1 tháng

Bạn nên hỏi bác sĩ những loại thuốc giảm đau vết mổ sau sinh 1 tháng. Nếu đang cho con bú, bạn cần nhờ bác sĩ cấp cho loại thuốc phù hợp.

Ngoài thuốc giảm đau, mẹ có thể sử dụng miếng chườm nóng để giảm sự khó chịu và đau đớn tại vết mổ.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.
  • Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống? (Phần 1)

    Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống? (Phần 1)

    Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian quan trọng và nhạy cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bị tình trạng ốm nghén làm cho mệt mỏi.
  • Sắp đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu, mẹ nên làm gì?

    Sắp đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu, mẹ nên làm gì?

    Gần đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu là một trong những vấn đề khiến rất nhiều bà mẹ quan tâm và lo lắng vì tình trạng này sẽ gây khó sinh và phải sinh mổ. Vậy gần đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu mẹ nên làm gì?