Dấu hiệu em bé đang cực kỳ hạnh phúc theo từng giai đoạn

Bật mí cho mẹ những dấu hiệu cho thấy bé mới sinh của bạn đang ngập tràn hạnh phúc qua từng giai đoạn phát triển.

Mẹ có thể dễ dàng nhận ra sự khó chịu của em bé khi con khóc, ọ ẹ hay nhăn mặt, trong khi đó để biết bé có đang hài lòng hay không lại hơi phức tạp. Phải mất thời gian khá lâu, trẻ sơ sinh mới bắt đầu thể hiện cảm xúc hạnh phúc của mình qua nụ cười.

Gần gũi mẹ là hạnh phúc

Khi nhìn thấy khuôn mặt thân thương, giọng nói ấm áp của mẹ, bé sẽ cảm thấy được vỗ về và che chở. Dù không biết cách để thể hiện, mẹ có thể hiểu là bé đang rất hài lòng đấy. Dù bé khóc hay không, chỉ cần mắt bé đang dồn hết sự tập trung về phía mẹ, đó là dấu hiệu của em bé hạnh phúc.

em bé

0-3 tháng tuổi: Thoải mái trong vòng tay mẹ

Đến 3 tháng tuổi, bé rất thích được mẹ ẵm bồng trong vòng tay. Nếu bé thả lỏng cơ thể chứ không gồng người hay uốn cong mình, bé đang tận hưởng cảm giác yêu thương trong tay mẹ đấy.

1-3 tháng tuổi: Nụ cười bé yêu

Khoảng 1-3 tháng tuổi, bé đã hết cười theo phản xạ. Khi mẹ làm trò, bé đã có thể mỉm cười hưởng ứng.

em bé

3-6 tháng tuổi: Cười thành tiếng

Mẹ và cả bé sẽ thấy thú vị hơn khi bé bắt đầu cười thành tiếng. Đã không còn là nụ cười mỉm tủm tỉm, thay vào đó, bé sẽ cười khúc khích hoặc cười lớn khi mẹ trêu đùa với bé. Khoảnh khắc này thật tuyệt vời phải không mẹ?

em bé

Em bé hạnh phúc

4-7 tháng tuổi: Vui vui tiếng bập bẹ

Bé đã có thể tỏ ra phấn khích bằng những tiếng bập bẹ đáng yêu. Dù khó có thể phiên dịch được nghĩa của những âm thanh đó, mẹ nên biết rằng em bé đang diễn đạt cho mẹ thấy niềm vui của mình khi được giao tiếp đấy.

12-18 tháng: Bắt đầu làm trò

Ở thời điểm này, bé đã đủ lớn để làm trò hài hước mua vui cho mẹ. Bé có thể đội bỉm lên đầu, lấy hai tay che mặt ú òa, hoặc bụm miệng phát ra tiếng. Mẹ đừng quên cổ vũ và hưởng ứng sự cố gắng của bé nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.
  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?