Bác sỹ giải đáp: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị dư nước ối

Thai phụ dư nước ối cần chú ý giảm lượng nước nhập vào hàng ngày nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và đủ nước cho nhu cầu cơ thể.

Dưới đây là những tư vấn của  Th.S Bác sỹ Đặng Ngọc Hùng, chuyên gia dinh dưỡng, Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Founder tại H&H Nutrition về chế độ dinh dưỡng dành cho các mẹ bầu bị dư nước ối.

Nước ối là dung dịch bao gồm dịch tiết hình thành qua hệ thống tuần hoàn của mẹ, nội sản mạc, nước tiểu và dịch tiết từ phổi thai nhi, dịch qua dây rốn,…được hình thành từ những ngày đầu khi mang thai. Trong thai kỳ, nước ối có vai trò tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất và tránh sự chèn ép từ tử cung, bảo vệ thai nhi.

Tình trạng dư nước ối hay còn gọi là đa ối là một trường hợp thai nghén có nguy cơ cao cho sản phụ về nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ sinh non trong quá trình thai nghén. Chẩn đoán đa ối trên lâm sàng dựa vào siêu âm để đo chỉ số ối AFI.

Gần một nửa trường hợp đa ối không rõ nguyên nhân, chỉ biểu hiện đơn thuần là tăng lượng nước ối không liên quan đến các bất thường bẩm sinh. Các trường hợp còn lại thường do thai phụ mắc bệnh tiểu đường, mang song thai hoặc đa thai, thai nhi có bất thường bẩm sinh (hở hàm ếch, hẹp môn vị, tắc thực quản,…), thiếu máu hoặc nhiễm trùng bào thai,…

Để khắc phục tình trạng đa ối ở phụ nữ mang thai, cần căn cứ vào nguyên nhân gây dư ối để tìm cách khắc phục hiệu quả. Chế độ ăn uống hàng ngày đóng góp một phần vào lượng nước ối khi mang thai. Vì vậy, thai phụ đa ối cần chú ý giảm lượng nước nhập vào hàng ngày nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và đủ nước cho nhu cầu cơ thể.

Để đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình mang thai có dư nước ối, các thai phụ nên chú ý vấn đề sau:

– Thai phụ khi mang thai cần chú ý tăng cường bổ sung chất đạm từ thịt cá, các loại hải sản,… tươi sống. Bên cạnh đó, chất đạm từ đậu tương, đậu xanh, vừng, lạc cũng cung cấp lượng đạm cao và các loại chất béo tốt cho cơ thể.

– Tinh bột: thai phụ đa ối do đái tháo đường thai kỳ có thể chọn các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch, đậu, khoai vì có lớp vỏ xơ bên ngoài giúp hạn chế đường huyết tăng nhanh sau khi ăn các loại thực phẩm này. Ngoài ra, nên chọn lựa các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

– Chất béo hỗ trợ xây dựng và phát triển cơ thể trẻ. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tăng cường các loại chất béo từ cá biển sâu (cá hồi, cá ngừ, cá trích,…), các loại hạt như mắc ca, hướng dương, óc chó, hạt lanh,…

– Ưu tiêu các loại rau củ và trái cây có nhiều chất xơ (súp lơ, rau bina, chuối, đu đủ, táo, lê,…) và tránh các loại mọng nước (rau cải, dưa chuột, cần tây, cam, quýt, bưởi, dưa hấu, thanh long…), không nên chấm trái cây kèm muối khi ăn. Các loại rau củ nên luộc hoặc xào và hạn chế nấu canh.

– Hạn chế ăn muối vì có thể gây giữ nước, tăng nguy cơ tiền sản giật. Tránh các loại gia vị cay (ớt,tiêu), chua (dấm), tỏi,…

– Các chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai, cần bổ sung thường xuyên trong thai kỳ bao gồm: sắt, canxi, kẽm, Iốt, axit folic, vitamin A, vitamin D, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C.

– Chỉ nên uống 1,5-2 lít nước/ngày. Không nên uống quá nhiều nước khi bị chẩn đoán dư ối. Tuy nhiên, không được giảm nước quá mức vì sẽ ảnh hưởng đến lượng nước ối và không đảm bảo sức khỏe cho mẹ.

Chế độ nghỉ ngơi: thai phụ đa ối nên dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn cho bản thân. Khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu như: khó thở, không thở được, da bị kéo căng, sáng bóng, sưng chân, cơn co thắt tử cung bất thường, ợ nóng, khó tiêu, táo bón,… cần phải thông báo ngau cho bác sĩ điều trị.

Dự phòng đa ối cho phụ nữ mang thai bằng cách: ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nước vừa đủ và giảm lượng muối trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó cần khám thai định kỳ đều đặn, làm các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh.

Khi có dấu hiệu đa ối, bác sĩ sẽ theo dõi sát, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp cho từng người. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sẽ giúp hỗ trợ điều trị đa ối.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có hiểu biết và thực hành dinh dưỡng đúng đắn ở phụ nữ mang thai từ đó tạo điều kiện cho trẻ được sinh ra thuận lợi và phát triển tốt toàn diện.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.