Nhiều người thắc mắc: Trẻ bị thiếu sắt nguy hiểm như thế nào?

Có nhiều cha mẹ chỉ quan tâm bổ sung canxi cho con mà quên mất một điều rằng sắt cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trẻ bị thiếu sắt sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Cụ thể đó là gì?

Nếu trẻ bị thiếu sắt điều gì sẽ xảy ra? 

Nhu cầu sắt ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể. Nếu trẻ bị thiếu sắt sẽ xảy ra một số triệu chứng như: thiếu năng lượng, bồn chồn, giảm cảm giác thèm ăn, nặng thì dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Những triệu chứng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não và gây tổn hại đến sự phát triển nhận thức của con.

tre bi thieu sat

Khi thiếu máu trẻ có hiện tượng tim đập nhanh, thậm chí trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu. Ở trẻ lớn còn làm cho trẻ mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến học tập sút kém.

Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể: ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, độ toan dạ dày giảm, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Ngoài ra, sắt tham gia vào việc tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm.

Làm sao để biết được trẻ đang thiếu sắt?

Đặc điểm rất dễ nhận ra đó chính là màu môi và móng tay của trẻ rất nhạt, da xanh xao, không hồng hào. Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gãy, biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ. Vì vậy, các mẹ có thể đến bệnh viện để xét nghiệm máu định kỳ cho con.

Muốn phòng chống thiếu sắt cho trẻ em các bà mẹ cần phải làm gì?

Để chống thiếu sắt cho trẻ thì ngay từ khi mang bầu các bà mẹ cần phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm có chứa nhiều sắt, có thể uống thêm viên sắt bổ sung nếu ăn uống chưa được đầy đủ.

tre bi thieu sat

Sau khi sinh, các mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng.

Khi trẻ được 6 tháng cho trẻ ăn bổ sung với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Cụ thể, đó là bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng và các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm giun sán. Đặc biệt cũng cần chú ý không nên đi chân đất để tránh nhiễm giun móc (giun móc kí sinh ở ruột non, gây mất máu), và các mẹ nên chú ý tẩy giun định kì cho trẻ 6 tháng một lần.

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai…cần phải điều trị kịp thời. Đồng thời, khi trẻ có các biểu hiện của mệt mỏi, biếng ăn … bố mẹ cần kịp thời cho đi thăm khám.

Nên bổ sung sắt cho trẻ như thế nào? 

Từ 0-6 tháng: Trẻ hầu như không cần bổ sung sắt vì đã được bổ sung từ sữa mẹ. Trừ những trường hợp sinh non và thiếu sắt trầm trọng khi mang thai.

Từ 6-12 tháng: Cha mẹ nên chú ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt kết hợp với các món ăn dặm của trẻ ví dụ như gan lợn, thịt bò, thịt lợn,…

Từ 1-3 tuổi: Bố mẹ nên cho trẻ ăn với chế độ ăn đa dạng bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, đường, bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C để thúc đẩy sự hấp thụ sắt như: giá đỗ, cà chua, kiwi, cam…

Nguồn : bau.vn

  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?
  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!