Tiết lộ tư thế giúp bà bầu khi đau bụng đẻ không thấy quá đáng sợ

Dưới đây là những động tác, bài tập giúp các mẹ bầu sẽ có cơ thể dẻo dai, cơn đau vượt cạn trở thành điều nhẹ nhàng hơn và vượt cạn thành công

Khi bà bầu có dấu hiệu chuyển dạ sẽ được sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sỹ. Tuy nhiên, nếu bản thân trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết sẽ giúp cơn đau sẽ trở nên không cong quá đáng sợ.

Việc chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt giai đoạn trước khi sinh bằng tập một số các bài tập sẽ giúp bà bầu dễ dàng vượt cạn và dễ sinh thường hơn. Cụ thể dưới đây là một số bài tập các chị em có thể tham khảo:

Bà bầu có thể tập luyện tư thế con bướm 

Các bà bầu khi tập luyện động tác này sẽ giúp kéo giãn cơ sàn chậu và cơ đùi trong. Tư thế này sẽ giúp xương và cơ vùng chậu mở rộng hơn, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình em bé chào đời.

tu the

Cụ thể, ngồi trên sàn, lưng thẳng, áp hai lòng bàn chân áp sát vào nhau. Ngoài ra các bạn có thể chuyển động hai đầu gối nhẹ nhàng theo hướng lên xuống, các bạn có thể nắm hay tay vào hai đầu gối để nâng lên, hạ xuống.

Bà bầu tập động tác mèo bập bênh

Khi bà bầu có dấu hiệu chuyển dạ có thể áp dụng phương pháp này. Trong quá trình tập, bạn có thể nhờ người massage lưng hoặc tạo áp lực cho vùng lưng dưới để kích thích các cơn chuyển dạ diễn ra nhanh hơn.

tu the

Cụ thể mẹ bầu quỳ hai đầu gối dưới đất, rồi hạ hai tay xuống phía trước sao cho toàn thân song song với mặt sàn. Hai tay đặt rộng bằng vai, hai đầu gối đặt rộng bằng hông.

Động tác squats có trợ lực

Các mẹ bầu khi thực hiện động tác này sẽ rất tốt cho quá trình chuyển dạ vì có tác dụng mở rộng vùng sàn chậu để giúp em bé chào đời dễ dàng hơn, đồng thời giúp mẹ bầu thư giãn, bớt đau hơn.

Các mẹ có thể đứng hai chân bằng vai rồi từ từ hạ thấp mông xuống phía sàn. Nếu cảm thấy khó giữ thăng bằng, bạn hãy dựa lưng vào tường.

Tham khảo tư thế đứng hai tay áp tường

Các mẹ bầu đứng cách tường khoảng nửa mét, cúi thấp người xuống sao cho phần mông quay ra phía sau rồi đặt hai bàn tay áp sát tường.

tu the

Ngồi trên quả bóng 

Tư thế này cũng rất tốt cho mọi giai đoạn của quá trình chuyển dạ. Khi ngồi trên quả bóng, bạn sẽ tạo ra một chuyển động đàn hồi. Hoạt động này giúp em bé dễ dàng di chuyển xuống tử cung để chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ.

Mẹ ngồi trên một quả bóng nhựa lớn, lưng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai đầu gối vuông góc với sàn. Sau đó các mẹ hít thở đều và xoay hông theo chuyển động từ trái qua phải rồi ngược lại.

Một điều cần lưu ý, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày. Bên cạnh đó, khi chuyển dạ, nếu phụ nữ đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình chào đời của em bé dễ dàng hơn. Và khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ cần đến bệnh viện kịp thời để được thăm khám.

Cơn đau khi chuyển dạ các mẹ bầu đều phải trải qua, đó có thể là nỗi ám ảnh của nhiều người nhưng rồi sẽ vượt qua một cách tốt đẹp. Các mẹ cần có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý cùng với đó là tâm trạng lạc quan, vui vẻ để chào đón con yêu các mẹ nhé!

 

Nguồn : bau.vn

  • 6 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu theo lời khuyên từ bác sĩ sản khoa

    6 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu theo lời khuyên từ bác sĩ sản khoa

    Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà mẹ bầu gặp phải, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố, tăng cân nhanh, và sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể khi thai nhi phát triển. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giảm cảm giác khó chịu bằng một vài mẹo đơn giản, an toàn và hiệu quả dưới đây:
  • Bà bầu có nên ăn dứa? Sự thật về nỗi lo sảy thai và chuyển dạ sớm

    Bà bầu có nên ăn dứa? Sự thật về nỗi lo sảy thai và chuyển dạ sớm

    Từ lâu, dứa (thơm) bị đồn là loại trái cây “cấm kỵ” trong thai kỳ vì có thể gây sảy thai hoặc kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa khẳng định: ăn dứa đúng cách và với lượng hợp lý hoàn toàn không nguy hiểm, thậm chí còn đem lại lợi ích cho mẹ bầu nếu biết cách sử dụng.
  • Tìm hiểu hội chứng HELLP ở bà bầu bị tiền sản giật, đe dọa đến tính mạng

    Tìm hiểu hội chứng HELLP ở bà bầu bị tiền sản giật, đe dọa đến tính mạng

    Hội chứng HELLP là một biến thể của tình trạng tiền sản giật ở bà bầu, có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Ăn chay khi mang thai: Top 10 thực phẩm nuôi dưỡng cả mẹ và bé

    Ăn chay khi mang thai: Top 10 thực phẩm nuôi dưỡng cả mẹ và bé

    Việc ăn chay trong thai kỳ ngày càng được nhiều mẹ lựa chọn vì lý do sức khỏe, tinh thần hoặc niềm tin cá nhân. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn chay cần đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi.Dưới đây là 10 "siêu thực phẩm" thực vật vừa lành mạnh vừa giàu dinh dưỡng, được khuyên dùng cho mẹ bầu theo chế độ ăn chay:
  • Phụ nữ mang thai bị cúm: Những điều cần biết để bảo vệ mẹ và bé

    Phụ nữ mang thai bị cúm: Những điều cần biết để bảo vệ mẹ và bé

    Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ bị biến chứng nặng khi mắc cúm, do hệ miễn dịch suy giảm và các thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Một cơn cảm cúm tưởng chừng đơn giản có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.Dưới đây là những điều quan trọng mẹ bầu cần nhớ khi đối mặt với căn bệnh phổ biến này.
  • Yoga trong 3 tháng đầu thai kỳ: 3 động tác an toàn, tốt cho cả mẹ và thai nhi

    Yoga trong 3 tháng đầu thai kỳ: 3 động tác an toàn, tốt cho cả mẹ và thai nhi

    Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu bắt đầu có nhiều thay đổi lớn về hormone, tâm trạng và thể chất. Đây cũng là giai đoạn nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và dễ căng thẳng. Những động tác yoga đơn giản, an toàn dưới đây không chỉ giúp mẹ thư giãn, thở đều, mà còn tạo nền tảng tốt cho sức khỏe suốt thai kỳ.