Trẻ mọc răng là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển, đánh dấu giai đoạn con bước sang giai đoạn ăn thức ăn khác ngoài sữa. Giai đoạn này, trẻ rất khó chịu hay quấy khóc, sốt cao, do đó các mẹ hãy chịu khó tìm hiểu để giúp bé bớt khó chịu hơn.
Dấu hiệu trẻ mọc răng
1. Trẻ mọc răng sẽ thấy khó ngủ
Qúa trình mọc răng diễn ra khá đau đớn, có thể điều đó khiến trẻ mất ngủ. Vì vậy, nếu đột nhiên bé trằn trọc, khó ngủ hơn bình thường, rất có thể bé đang mọc răng.
2. Trẻ mọc răng thường chảy nước dãi nhiều
Trẻ sơ sinh ít nhiều đều chảy dãi, nhưng khi răng mọc nước dãi thường chảy nhiều hơn. Nước dãi chảy ướt cằm có thể làm cằm của bé đau, hãy dùng khăn mềm thấm thường xuyên nếu có thể.
3. Nướu sưng to và đỏ
Nướu sưng là dấu hiệu rõ nhất của trẻ sắp mọc răng. Bạn có thể vệ sinh tay sạch sẽ, nhẹ nhàng xoa vào nướu để giúp bé giảm đau. Tuy nhiên, điều này không nên lạm dụng vì có khả năng gây tổn thương nướu của trẻ.
4. Xuất hiện chồi răng
Nhìn vào miệng bé và thấy xuất hiện những chồi răng mọc giống như vết sưng dọc nướu của bé. Dùng ngón tay sạch lướt qua, bạn sẽ thấy ở bên dưới chân răng xuất hiện rất cứng.
5. Khó chịu, hay quấy khóc
Việc bị sưng nướu sẽ khiến bé thấy bực bội, thấy đau nên thường xuyên quấy khóc.
6. Cắn, ngậm, nhai đồ vật
Trẻ sơ sinh hay thích ngậm đồ vật trong miệng, nhưng nếu trẻ bắt đầu nhấm nháp một đồ vật gì đó nghĩa là răng bắt đầu hình thành. Lúc này, hãy mua vòng nhai cho trẻ vì điều đó giúp trẻ dễ chịu hơn.
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
Để quá trình mọc răng diễn ra nhẹ nhàng hơn cho con, các mẹ hãy lưu ý những điều sau:
1. Cho bé ngậm vòng silicon
Khi nướu bé bị sưng, bạn có thể cho trẻ ngậm vòng silicon mềm để giảm cơn đau hoặc bạn dùng tay sạch xoa nướu cho bé.
2. Lau miệng cho bé thường xuyên
Qúa trình mọc răng khiến bé chảy rất nhiều nước dãi, vì vậy hãy dùng khăn mềm để lau nhẹ xung quanh tránh tình trạng phát ban quanh miệng. Nếu bé chảy nhiều dãi, các mẹ hãy đeo yến mà thoa kem chống hăm cho bé.
3. Bỏ đồ nhai vào ngăn mát
Tình trạng sưng nướu sẽ được giảm đi nếu các mẹ bỏ vòng nhai vào ngăn mát tủ lạnh. Không bỏ ngăn đá vì có thể khiến “đồ nhai” của bé bị nứt hoặc thôi nhiễm hóa chất. Nếu không có vòng nhai, có thể thay thế bằng 1 chiếc khăn sạch ướp lạnh rồi lau cho bé.
Với các bé ăn dặm, các bé có thể cho bé ăn các loại bánh ăn dặm để thỏa mãn nhu cầu nhai của. Nhưng cần để tâm đến bé để tránh những trường hợp nghẹn, học.
Mọc răng là quá trình khó khăn đối với bé, vì vậy các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến bé nhiều hơn nhé!
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-moc-rang-va-cach-cham-soc-a197398.html