Bật mí nguyên tắc “vàng” bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn, trẻ không bị đau bụng

Việc bảo quản sữa mẹ đúng cách để tránh nhiễm khuẩn và giữ nguyên chất dinh dưỡng tối đa cho bé là rất quan trọng.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách như thế nào?

Để sữa mẹ được bảo quản đúng chuẩn, các mẹ cần chuẩn bị hộp đựng, máy hút sữa, túi zip đựng sữa dùng trong 1 lần. Khi bảo quản, các mẹ cần nhớ nguyên tắc:

Ghi rõ ngày tháng trên mỗi túi sữa

Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất phụ thuộc nhiều vào việc bạn chọn dụng cụ trữ sữa.

Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất phụ thuộc nhiều vào việc bạn chọn dụng cụ trữ sữa.

Các mẹ nên ghi rõ thời gian cụ thể trên mỗi túi sữa dù là bảo quản sữa mẹ trong ngày hoặc là trữ đông. Để không bị lãng phí, bạn nên cho trẻ uống sữa trữ đông trước sữa mới vắt trong ngày.

Hút chân không

Nếu mẹ có ý định trữ đông sữa mẹ, túi trữ sữa cần được hút hết không khí thừa bên trong.

Không trữ đông sữa nếu có ý định cho trẻ bú sữa trong 3-5 ngày

Sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tốt hơn sữa trữ đông, nhưng thời gian bảo quản trong tủ lạnh tương đối ngắn, nên cho trẻ ăn trong 3-5 ngày. Trong trường hợp sữa bảo quản ngăn mát mà trẻ không ăn hết, bạn mới cần trữ đông.

Không đổ đầy túi trữ sữa

Nếu mẹ đổ quá nhiều sữa vào túi, nó sẽ dễ bị vỡ khi đông cứng. Một khi phát hiện có dấu hiệu rách trên túi sữa, cần vứt bỏ, vì nó có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn trong tủ lạnh.

Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ an toàn

Phần sữa thừa sau khi hâm nóng nếu dư không nên cho vào tủ lạnh hay tiếp tục trữ đông.

Phần sữa thừa sau khi hâm nóng nếu dư không nên cho vào tủ lạnh hay tiếp tục trữ đông

Để rã đông sữa mẹ được cấp đông, bạn chỉ cần lấy sữa từ ngăn đá và để xuống ngăn mát qua đêm cho sữa tự tan ra.

Trước khi dùng, có thể bỏ sữa vào máy hâm sữa hoặc bát nước nóng để làm ấm. Trước khi dùng hãy lắc đều, kiểm tra nhiệt độ rồi mới cho bé bú.

Khi hâm nóng sữa mẹ trong tủ lạnh, bạn có thể cho vào bình sữa và đặt vào bát nước nóng, sau đó lắc đều rồi đưa trẻ bú.

Nếu là sữa trữ đông, cần để nó tự tan chảy ở nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh trước, sau đó mới tiến hành hâm nóng. Nếu trẻ không ăn hết trong vòng 3-5 ngày sau khi rã đông, hãy loại bỏ phần sữa thừa còn lại.

Lưu ý: Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên. Không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm hỏng sữa. Nguyên nhân là do lò vi sóng có thể làm thực phẩm nóng nhanh nhưng nóng không đều. Có thể khiến trẻ bị bỏng khi uống.

Ngoài ra, lò vi sóng không được vệ sinh thường xuyên có thể khiến sữa bị nhiễm khuẩn, có mùi lạ không an toàn khi sử dụng cho em bé.

Thời gian bảo quản sữa mẹ đã vắt là bao lâu?

Để trữ đông sữa mẹ, bạn cần hút hết không khí thừa bên trong túi sữa trước khi bỏ vào ngăn đá hoặc tủ cấp đông.

Để trữ đông sữa mẹ, bạn cần hút hết không khí thừa bên trong túi sữa trước khi bỏ vào ngăn đá hoặc tủ cấp đông

Mỗi ngày, các mẹ có thể vắt sữa từ 5-7 lần và sữa được vắt ra nên bảo quản trong tủ lạnh. Nếu ở ngăn đá, sữa mẹ có thể bảo quản được 7 ngày, còn ngăn lạnh bảo quản được 24h.

Sữa mẹ sau khi được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng là 6 giờ, nhiệt độ thấp hơn là 8-10 giờ.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên quá 4 giờ, trời nóng là dưới 1 giờ.

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?