Hội chứng Nomophobia- Nỗi sợ hãi khi không có điện thoại

Điện thoại là vật bất ly thân của bạn, vậy bạn đã biết đến Nomophobia- hội chứng lo sợ mỗi khi không có điện thoại chưa? Cùng tìm hiểu nhé!

Điện thoại di động đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại. Chúng không chỉ đóng vai trò như một công cụ liên lạc mà còn hoạt động như một công cụ hoạt động mạng xã hội,mua sắm trực tuyến, lịch, đồng hồ báo thức và ngân hàng di động. Mặc dù không có gì nghi ngờ rằng đây là những thiết bị có lợi, nhưng một số ý kiến của chuyên gia ​​cho rằng việc lạm dụng thiết bị kỹ thuật số có thể là một dạng nghiện điện thoại. Theo các chuyên gia, nỗi sợ hãi khi không có thiết bị di động hay còn được gọi là hội chứng Nomophobia có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc.

Hội chứng Nomophobia là gì?

Nomophobia là một thuật ngữ tâm lý học mô tả nỗi sợ hãi của khi không có thiết bị di động bên cạnh. Đây là từ viết tắt của cụm từ “No-mobile-phone phobia”. Đây là hội chứng mà nhiều người gặp phải trong quá trình sử dụng điện thoại di động, máy tính và các thiết bị công nghệ hiện đại.

Thuật ngữ Nomophobia xuất phát từ một nghiên cứu khoa học từ năm 2010. Theo đó, có tới 53% người tham gia nghiêm cứu có xu hướng lo lắng mỗi khi không được sử dụng điện thoại. Đặc biệt có 58% đàn ông và 47% phụ nữ luôn cảm thấy sợ hãi, có cảm giác bất an mỗi khi điện thoại di động của họ ở trong trạng thái tắt nguồn.

Rất nhiều người cảm thấy bất an, lo lắng khi không có điện thoại bên mình. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề khác như căng thẳng, mệt mỏi, stress mỗi khi bạn tham gia những công việc hoạt động không được dùng điện thoại.

Biểu hiện của hội chứng Nomophobia

Cảm thấy lo lắng khi điện thoại hết pin

Bạn lo sợ sẽ không được lướt các trang mạng xã hội, không kiểm tra được tin nhắn hoặc không thể liên lạc với mọi người.

Luôn mang theo điện thoại

Bạn luôn luôn phải mang theo điện thoại di động bên người, dù chỉ là đi vệ sinh, ra cửa nhận đồ. Bạn cũng không thể ra ngoài nếu không mang theo điện thoại.

Ưu tiên điện thoại thông minh hơn là sự an toàn

Rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh một ai đó chạy xe trên đường nhưng vẫn nói chuyện điện thoại hay trả lời tin nhắn. Tất nhiên, điều này có thể dẫn đến tai nạn giao thông vì sự mất tập trung và giảm đi thời gian phản ứng của bạn với những tình huống bất ngờ. Nếu như bạn cho rằng việc trả lời tin nhắn hay phản hồi một bài đăng trên mạng xã hội quan trọng hơn sự an toàn của bạn khi tham gia giao thông, bạn đã mắc phải hội chứng nomophobia.

Làm sao để thoát khỏi Nomophobia

  • Có thể khó để bỏ thói quen sử dụng điện thoại di động, nhưng bắt đầu từ quy mô nhỏ có thể giúp quá trình thay đổi dễ dàng hơn. Bắt đầu bằng cách làm những việc nhỏ như không mang theo điện thoại đi ăn hoặc đi mua đồ.
  • Hãy thử tìm kiếm các hoạt động khác để làm bạn bớt chú ý tố điện thoại. Thử đọc sách, đi dạo, chơi thể thao hoặc tìm một sở thích mới cho bản thân.
  • Nếu bạn có thói quen nhìn và kiểm tra màn hình điện thoại của mình, bạn nên giảm thiểu thời gian này bằng cách tắt những ứng dụng không cần thiết, để máy ở chế độ im lặng hoặc đơn giản là đặt màn hình điện thoại nằm úp xuống.
  • Thay vì nhắn tin và nói chuyện qua điện thoại, bạn nên dành thời gian để gặp gỡ bạn bè và trò chuyện trực tiếp nhiều hơn. Điều này không chỉ gia tăng mối quan hệ, gắn kết tình tình cảm với người thân xung quan mà còn có tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ bạn trước Nomophobia.

Nguồn : Sức khỏe 24h