Khi kết quả siêu âm cho thấy thai nhi bị giãn não thất 10mm trở lên, nhiều sản phụ bắt đầu lo lắng về việc giãn não thất có nguy hiểm không, thai nhi bị giãn não thất nên ăn gì để tình trạng của trẻ trở về bình thường. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc xung quanh mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.
Giãn não thất là gì?
Hai cơ quan chính của hệ thần kinh trung ương là não và tủy sống. Xung quanh não và tủy sống được gọi là dịch não tủy. Dịch não tủy này cũng có ở hệ thống các mạch mạc não, lỗ, kênh và não thất.
Giãn não thất xảy khi khi tình trạng dịch não tủy bị tắc nghẽn, tích tụ quá nhiều trong não của trẻ. Tình trạng này thườn xuyên xuất hiện ở trong thai kỳ và có thể phát hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.
Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh, áp lực dịch não tủy ngày càng tăng, gây ra tình trạng rất nguy hiểm. Trong đó, tình trạng đáng lo ngại nhất là kích thước hộp sọ ngày càng to, giãn rộng thóp trước và các đường khớp. Đồng thời, các tĩnh mạch phía trán cũng giãn khiến đầu bé nổi nhiều gân xanh. Ngoài ra, những đứa trẻ mắc bệnh đến não thường bị ảnh hưởng đến trí tuệ.
Triệu chứng
Trẻ mắc bệnh này thường không có dấu hiệu nào để nhận biết. Tuy nhiên, nếu bệnh có khả năng tiến triển thành não úng thủy sẽ có những biểu hiện như:
Kích thước đầu tăng bất ngờ, đầu to hơn bình thường.
Trẻ cực kỳ buồn ngủ.
Chán ăn, nôn mửa.
Co giật không có nguyên nhân.
Thóp căng phồng, rộng các đường khớp sọ.
Nguyên nhân dẫn đến giãn não thất
Tuy không có nguyên nhân cụ thể, nhưng những nguyên nhân dưới đây cũng góp phần dẫn đến tình trạng bệnh giãn não thủy.
Một vấn đề sức khỏe ngăn dịch não tủy lưu thông và được hấp thụ bình thường, khiến dịch tích tụ dần trong não thất – não úng thủy.
Sự mất cân bằng giữa sản xuất và hấp thụ dịch não tủy.
Khiếm khuyết trong quá trình phát triển não.
Tổn thương hoặc mất mô não.
Nhiễm trùng trong tử cung của mẹ (TORCH).
Kiểm soát bệnh giãn não thất
Không có biện pháp cụ thể điều trị giãn não thất cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc điều trị sau sinh chủ yếu giúp kiểm soát các triệu chứng của trẻ. Điều quan trọng là bạn cần được làm các xét nghiệm chi tiết (siêu âm, chọc ối và MRI) trong khi mang thai để xác định xem thai nhi có mắc các vấn đề khác không.
Nếu phát hiện những biểu hiện khác thường, các mẹ nên đưa bé hoặc đi gặp bác sĩ để được sự tư vấn chính xác nhất và điều trị kịp thời.
Nguồn : bau.vn