Không ít trẻ bị bẹt đầu do cha mẹ đặt trẻ nằm không đúng tư thế. Do đó, để tránh tình trạng bé sơ sinh bị méo đầu, bẹt đầu thì bố mẹ cần chú ý hơn. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu về hội chứng đầu bẹt ở trẻ ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
Hội chứng đầu bẹt ở trẻ
Nguyên nhân khiến trẻ bị đầu bẹt
1. Do tư thế ngủ của trẻ
Nằm ngửa có thể giúp trẻ nằm yên lâu hơn nằm sấp nhưng lại dễ khiến trẻ bị bẹt đầu. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc phải hội chứng này, bạn nên chú ý và đổi tư thế khi ngủ cho con.
2. Trẻ bị sinh non
Trẻ sinh non tháng có xương sọ mềm hơn trẻ sinh đủ tháng. Do đó, bé rất dễ bị bẹt đầu khi nằm nghiêng sang một bên.
3. Hội chứng đầu bẹt ở trẻ: Do nằm võng
Bất cứ thứ gì khiến đầu trẻ lắc lư sang đều không tốt. Do đó, bạn nên hạn chế cho bé sử dụng những vật này. Vì thế, nằm võng quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng bẹt đầu ở trẻ.
4. Trẻ có vấn đề về cơ cổ
Rối loạn thần kinh khiến cho cơ cổ bé bị cứng và khó xoay trở qua lại nên khiến đầu bé cứ nằm im một chỗ và làm tăng nguy cơ bị méo hơn.
Triệu chứng trẻ bị đầu bẹt
Hộp sọ khỏe mạnh sẽ có hình tròn ở phía sau và đối xứng 2 bên. Nếu cha mẹ cảm thấy Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra hộp sọ của bé để xem nó có đối xứng không hoặc có chỗ nào bị phẳng không. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện hay triệu chứng bất thường, hãy chủ động đưa trẻ đi khám.
Cách phòng tránh hội chứng đầu bẹt ở trẻ
Cha mẹ không nên để trẻ nằm ở một tư thế quá lâu. Nếu bé có xu hướng luôn nghiêng sang một bên khi ngủ thì bạn hãy xoay trở đầu bé lại hoặc kê thêm khăn trong nôi cho trẻ. Một cách khác để ngăn ngừa chứng đầu bẹt là đừng để bé nằm ngửa khi thức. Ngoài ra, điều này cũng giúp bé đạt được một số cột mốc phát triển của bé như lăn, ngồi để hạn chế được hội chứng này.
Nguồn : bau.vn