Những thói quen xấu của bố mẹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến con cái

Đối với con cái, sức mạnh của những tấm gương từ bố mẹ là vô tận. Trẻ con rất hay quan sát và làm theo bố mẹ. Dưới đây là một số thói quen xấu có thể làm ảnh hưởng đến con mà bố mẹ không chú ý tới.

Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều thói quen xấu của bố mẹ đã ảnh hưởng lớn đến con cái. Dù cho đó là vô tình nhưng đôi khi nó để lại những hậu quả nặng nề đối với con trẻ.

Bố mẹ hay cãi nhau

thoi quen xau cua bo me

Đây là một trong những thói quen rất phổ biến khi nói đến những thói quen xấu của bố mẹ ảnh hưởng đến con cái. Bố mẹ thường xuyên tranh cãi trước mặt con, không quan tâm rằng con có bị ảnh hưởng bởi những lần cãi cọ nhau như thế này hay không. Đó là lí do khiến nhiều trẻ em hiện nay bị căng thẳng ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Bố mẹ cãi nhau không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc của con cái mà nó còn có hình thành nên những loại tính cách khác nhau trong con người của một đứa trẻ như hay nổi cáu, dễ bị tổn thương… Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sa đọa về cách sống và suy nghĩ của con.

Không giữ lời hứa

thoi quen xau cua bo me

Đây cũng là một thói quen xấu của bố mẹ ảnh hưởng đến tính cách của con nhỏ. Bố mẹ nhiều khi chỉ hứa rồi bỏ đấy, không làm. Dần dần trở thành một thói quen và con cái không còn tin vào những lời hứa của bố mẹ nữa. Bạn sẽ khiến con trẻ mất niềm tin vào những gì bạn nói.

Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều

thoi quen xau cua bo me

Một nghịch lý rất phổ biến ở nhiều bố mẹ hiện nay là cấm con xem điện thoại, TV nhiều nhưng chính bản thân bố mẹ lại là những người không ý thức được việc sử dụng điện thoại của chính mình. Trên tay luôn luôn cầm điện thoại, xem phim, đọc báo, lướt facebook… mọi chỗ mọi nơi, sử dụng quá nhiều trước mặt con cái… Đây là một thói quen xấu cần phải ý thức lại để có một phương pháp dạy con khoa học nhất.

Nói xấu

Chỉ trích người khác là hành vi được cho là kém tự trọng. Nó khiến con mình lúc nào cũng phải dè chừng, soi mói và phán xét người khác. Hãy hướng suy nghĩ của trẻ sang cách hiểu và chia sẻ cảm nhận hơn là nhận định hành vi của người khác. Trẻ sẽ biết cách cư xử hơn trong môi trường tập thể.

Không nhận sai

thoi quen xau cua bo me

Nếu bạn thấy mình hành xử sai trước mặt con mình, đừng bỏ qua nó và đừng hy vọng chúng không để ý. Hãy chỉ ra sai lầm của mình. Sử dụng nó như là một thời điểm có thể dạy bảo con. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ của con, bằng cách đó trẻ sẽ cảm nhận được sự quan trọng của chúng đối với bạn.

Các nghiên cứu cho thấy những gia đình có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc gia đình và hoạt động tập thế có chỉ số hạnh phúc cao hơn những gia đình khác.

Nguồn : bau.vn