Gợi ý cách xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu để thai kỳ khỏe mạnh

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Hãy Bau.vn cùng tìm hiểu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé nhé.

Trong ba tháng đầu thai kỳ cơ thể người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi do ốm nghén và ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần ăn đầy đủ chất vì đây là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Hãy tham khảo cách xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu của Bau.vn nhé!

Những dưỡng chất cần thiết cần có trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

1. Protein

thuc don cho ba bau 3 thang dau

Đây là dưỡng chất cực kỳ quan trọng để phát triển mô của thai nhi. Bên cạnh đó, protein cũng giúp tăng cường sinh sản máu, tăng trưởng mô vú và mô tử cung của mẹ bầu. Protein thường có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…

2. Sắt

thuc don cho ba bau 3 thang dau

Sắt là vi chất quan trọng giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ. Sắt thường có trong thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,…

3. Canxi

thuc don cho ba bau 3 thang dau

Canxi là chất không thể thiếu để hình thành răng và xương của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại hải sản, trứng, sữa,… để cung cấp đủ canxi cho cả mẹ và bé.

4. Vitamin D

Vitamn D là một vi chất không thể thiếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D thông qua viên uống hoặc phơi nắng. Bổ sung đầy đủ vitamin D cũng là một cách giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

5. Vitamin C

thuc don cho ba bau 3 thang dau

Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ, hỗ trợ chống lại các bệnh như cảm lạnh, cúm,… đồng thời giúp hấp thụ các dưỡng chất khác tốt hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, ổi,…

6. Axit folic

Axit folic thường có nhiều trong các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,…), thịt gia cầm, ngũ cốc,… Nếu thiếu axit folic, em bé sinh ra rất dễ bị tật dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu là giai đoạn mẹ bầu thường bị ốm nghén nên việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Vi vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, hãy lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:

  • Chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ để tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén của mẹ bầu.
  • Mẹ nên ăn tinh bột kết hợp sữa, trứng, rau quả, trái cây,… đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn cho bé.
  • Bổ sung đủ nước, nên uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn và không nên uống nước trong bữa ăn.
  • Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, hoặc bổ sung thêm từ trái cây tươi, canh, súp trong các bữa ăn.
  • Tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo để hạn chế tình trạng nghén
  • Bổ sung axit folic từ rau xanh đậm, ngũ cốc,…
  • Không ăn thực phẩm chưa chín như các món tái, gỏi cá, rau quả chưa rửa kỹ,… để tránh nhiễm ký sinh trùng và ngộ độc thực phẩm.
  • Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Ăn nhẹ các bữa giàu cacbonhydrat khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô ít đường.
  • Dù không muốn ăn cũng không được bỏ bữa.
  • Không nên ăn quá no gây ra tình trạng khó tiêu, buồn nôn.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu trong 1 tuần

Ngày/ Bữa Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối 
Thứ 2 Bữa chính:

  • Trứng
  • Chuối
  • Phở
  • Nước dừa

Bữa phụ: Ngô

Bữa chính:

  • Cơm
  • Mực chiên
  • Súp lơ luộc
  • Canh thịt băm nấu chua
  • Nước cam

Bữa phụ: Bánh bao

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn rim
  • Mướp luộc
  • Thịt bò xào nấm rơm
  • Nho

Bữa phụ: Sữa

Thứ 3 Bữa chính:

  • Trứng
  • Ổi
  • Cháo
  • Nước mía

Bữa phụ: Khoai

 

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt gà rang gừng
  • Đậu đỗ luộc
  • Lươn xào giá đỗ
  • Nước ép táo

Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa

 

Bữa chính:

  • Cơm
  • Tôm rang
  • Bắp cải xào
  • Thịt gà luộc
  • Canh mọc nấu nấm
  • Dâu tây

Bữa phụ: Nước cam vắt và bánh quy

Thứ 4 Bữa chính:

  • Táo
  • Xôi
  • Nước cam

Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Sườn chua ngọt
  • Cải chíp xào nấm hương
  • Canh cải nấu thịt băm
  • Nước dưa hấu

Bữa phụ: Ngô

 

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn kho trứng cút
  • Mực xào cần tỏi
  • Su hào luộc
  • Quýt

Bữa phụ: Nước ép táo + bánh quy

Thứ 5 Bữa chính:

  • Trứng
  • Chuối
  • Bánh mỳ kẹp
  • Nước dừa

Bữa phụ: Cháo gà

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt bò kho
  • Củ quả luộc
  • Canh đậu nấu xương
  • Đậu sốt cà chua
  • Nước cam

Bữa phụ: Khoai

 

Bữa chính:

  • Cơm
  • Cá chép hấp
  • Canh ngao nấu chua
  • Thịt lợn sốt cà chua
  • Táo

Bữa phụ: Nước ép cam + bánh quy

Thứ 6 Bữa chính:

  • Trứng vịt lộn
  • Kiwi
  • Bánh bao
  • Nước mía

Bữa phụ: Bánh bao kim sa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt gà rang gừng
  • Măng tây xào thịt bò
  • Cá hố om
  • Nước ép hoa quả

Bữa phụ: Cháo gà

 

Bữa chính:

  • Canh rong biển
  • Cơm
  • Tim xào giá
  • Rau luộc
  • Thịt bò hầm
  • Thanh long

Bữa phụ: Nước ép bưởi + bánh quy

Thứ 7 Bữa chính:

  • Chuối
  • Ngũ cốc
  • Nước ép bưởi

Bữa phụ: Cháo ruốc

Bữa chính:

  • Cơm
  • Cá hồi
  • Rau luộc theo mùa
  • Canh khoai tây nấu xương
  • Lươn xào xả ớt
  • Nước ép bưởi

Bữa phụ: bánh mỳ kẹp

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn rán
  • Bắp cải luộc
  • Cá quả xào thìa là
  • Xoài

Bữa phụ: Nước ép bơ + bánh quy

Chủ nhật Bữa chính:

  • Táo
  • Phở
  • Nước dâu

Bữa phụ: Bánh kim chi + sữa chua

Bữa chính:

  • Cơm
  • Vịt luộc
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh ngao nấu chua
  • Tôm rang
  • Nước ép bơ

Bữa phụ: Cháo ruốc

Bữa chính:

  • Cơm
  • Móng giò luộc
  • Súp lơ luộc
  • Thịt bò xào nấm
  • Trứng ốp
  • Dưa hấu

Bữa phụ: Sữa + bánh quy

 

Nguồn : bau.vn

  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.