Áp xe ngực – nỗi ám ảnh của những bà mẹ sau sinh và cho con bú

Áp xe ngực là một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là trong thời kỳ sau sinh và cho con bú.

Áp xe ngực (hay còn gọi là áp xe vú) xuất hiện do không chữa trị kịp thời tình trạng viêm tuyến vú. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh và cho con bú.

Tình trạng áp xe ngực là gì?

Đây là một loại nhiễm trùng nguy hiểm. Khi đó bầu ngực người mẹ sẽ tích tụ mủ gây nên tình trạng sưng, tấy đỏ và viêm nhiễm. Tình trạng này sẽ khiến sức khỏe mẹ bỉm ảnh hưởng, chất lượng sữa cho con bú giảm. Nếu để lâu dài áp xe vú có thể khiến hoại tử vú thậm chí là ung thư vú.

ap-xe-nguc-noi-am-anh-cua-nhung-ba-me-sau-sinh-va-cho-con-bu-1

Những yếu tố dẫn đến tình trạng áp xe vú

Thực tế, áp xe vú có thể gặp được cả ở nam và nữ và do vi khuẩn gây nên. Trong đó hay gặp nhất là tụ cầu và liên cầu. Còn phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí là những vi khuẩn ít gặp hơn.

Khi cơ thể suy giảm miễn dịch do ốm, thiếu chất,..ứ đọng sữa trong tuyến vú rất dễ gặp áp xe vú. Vì đây là điều kiện thích hợp để vi khuẩn xâm nhập gây ra sự viêm nhiễm đó. Vị trí ổ áp xe thường không cố định, nó có thể ở trong tuyến, trước tuyến hoặc sau tuyến. Mỗi ổ áp xe đều có hai giai đoạn là: giai đoạn viêm nhiễm và tạo thành áp xe, hoại tử vú.

ap-xe-nguc-noi-am-anh-cua-nhung-ba-me-sau-sinh-va-cho-con-bu-2

Vì sao phụ nữ sau sinh lại dễ bị áp xe ngực?

Tắc tia sữa chính là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến áp xe vú. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như núm vú bị nứt hoặc trầy xước và suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp từ da và tuyến vú qua ống dẫn sữa gây viêm và hình thành ổ áp xe.

 

Tại sao tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú sau sinh?

Sữa được tạo ra ở nang sữa và nhờ các ống dẫn sữa đổ về xoang chứa sữa. Khi cho trẻ bú, dưới tác động bú mút của trẻ sữa sẽ bị chảy ra ngoài.

Khi chảy vì bị chèn ép từ ngoài hoặc bít tắc trong lòng ống khiến lòng ống dẫn sữa bị hẹp lại. Ống dẫn sữa bị hẹp sữa sẽ không ra ngoài được và bị bón lại tạo thành hòn, cục. Sữa vẫn liên tục được tạo ra làm cho trước chỗ bị tắc giãn nở ngày càng nhiều. Tình trạng này sẽ chèn ép các ống dẫn sữa khác tạo ra sự liên kết bệnh lý, khiến tắc sữa trở thành viêm tuyến vú. Và viêm tuyến vú không được điều trị kịp thời, chậm trễ sẽ trở thành áp xe vú.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như:

  • Không day đều bầu sữa để thông tia sữa sau khi sinh
  • Không vệ sinh đầu vú sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ bú
  • Không vắt bỏ sữa dư thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa

ap-xe-nguc-noi-am-anh-cua-nhung-ba-me-sau-sinh-va-cho-con-bu-3

Đây là một số thông tin về tình trang áp xe ngực sau sinh mà nhiều mẹ bỉm gặp phải. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng này.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?