Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có được uống nước dừa không là thắc mắc của nhiều người. Vậy thực hư ra sao, cùng Bau.vn tìm hiểu ngay nhé!

Nước dừa có hương vị tươi mát, giàu chất dinh dưỡng và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, vị ngọt trong nước dừa khiến nhiều mẹ bầu thắc mắc “Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có được uống nước dừa không?”. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?

Theo nhiều thống kê, cứ 7 mẹ bầu thì có 1 người cần theo dõi tiểu đường khi lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến xuất hiện đường trong nước tiểu. Khi mang thai, cá hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin từ tụy để điều hòa glucose máu. Rối loạn này gây ra tình trạng tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, dẫn đến glucose máu tăng cao, kéo theo lượng đường trong máu cũng tăng cao.

Doctor giving injection to boy

Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường 

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng xấu đến với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt.

Đối với mẹ bầu có nguy cơ mắc tiền sản giật, nhiễm trùng và băng huyết sau sinh, làm tăng nguy cơ sảy thai. Thậm chí dẫn đến hiện tượng thai chết lưu muộn (trên 32 tuần), ảnh hưởng rất lớn đến với sức khỏe và tâm lý của thai phụ.

Đối với thai nhi có nguy cơ tử vong hoặc dị tật, chậm phát triển, thai to dễ bị sang chấn như gãy xương đòn, dễ suy hô hấp…

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, cung cấp chất dinh dưỡng. Ngoài ra tốt cho tim mạch, bệnh sỏi thận và tiểu đường. Bên cạnh đó nước dừa còn có tác dụng lớn trong cải thiện quá trình lưu thông của máu. Nên rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường trong thai kỳ mang thai. Khi bệnh nhân sử dụng nước dừa, các khoáng chất trong dừa làm giãn nở huyết mạch, giảm hình thành các cục máu đông giúp máu lưu thông tốt.

ba-bau bi dai thao duong co duoc uong nuoc dua khong

Đảm bảo an toàn cho sức khỏe: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về liều lượng và thời gian khi sử dụng loại đồ uống này để kiểm soát tốt nhất căn bệnh của mình.

Trong 3 tháng đầu tiên của quá trình mang thai: các mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế sử dụng nước dừa trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu uống nhiều nước dừa sẽ làm tăng tình trạng càng trầm trọng hơn. Lưu ý đặc biệt, các mẹ không nên uống nước dừa khi cảm thấy mệt mỏi.

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có được uống nước dừa không? Một số lưu ý

Không nên uống nước dừa vào buổi tối: dừa có tác dụng lợi tiểu, ngăn ngừa viêm đường tiết niệu. Thế nhưng uống quá nhiều dừa vào buổi tối sẽ dẫn đến tăng tình trạng tiểu đêm. Gây ảnh hưởng không tốt đến phụ nữ đang mang thai.

Không nên uống nước dừa quá nhiều: Trong nước dừa tuy không nhiều nhưng vẫn chứa một lượng đường nhất định. Vì vậy, mặc dù tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường những các mẹ không nên lạm dụng. Mẹ bầu cũng chỉ nên uống 1 -2 quả dừa mỗi ngày. Đặc biệt là không nên ăn cùi dừa vì nó có chứa nhiều axit béo no không tốt cho tình trạng bệnh.

 

Thực tế, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể uống nước dừa nhưng chỉ dùng trong giới hạn cho phép.

Quan trọng nhất mẹ bầu nên hạn chế uống nước dừa vào buổi tối và những lúc cơ thể mệt mỏi. Vì nước dừa có tính hàn lạnh, nên nếu mẹ bầu uống nước dừa vào những thời điểm này sẽ bị đi tiểu nhiều hơn.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho mẹ về câu hỏi: Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có được uống nước dừa không? Hãy là những mẹ bầu thông thái với chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.