Bà bầu bị viêm đường tiết niệu ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi?

Khi mang thai, do thay đổi cấu trúc của xương chậu, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm. Vậy viêm đường tiết niệu ở bà bầu có nguy hiểm đến mẹ và thai nhi không?

Những nguy cơ xảy ra cho mẹ và thai nhi nếu bị viêm đường tiết niệu khi mang bầu

Nếu bị viêm đường tiết niệu khi mang thai, bà bầu thường gặp phải những nguy cơ như sau:

1. Nhiễm khuẩn thường

Nhiễm khuẩn thường sẽ không có triệu chứng lâm sàng. Có ít nhất 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu khi xét nghiệm nước tiểu ở hai lần riêng biệt.

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai ở dạng này có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận . Nếu không được chữa trị  kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho thai phụ.

2. Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp/viêm bàng quang cấp

Khi bà bầu bị nhiễm khuẩn tiết niệu thấp sẽ có triệu chứng đái buốt, đái rắt, nước tiểu sẫm màu. Đôi khi còn đái ra máu ở cuối bãi. Ngoài ra còn có cảm giác nóng bỏng và rát khi đái, không sốt, người mệt mỏi, khó chịu. Bạn sẽ phát hiện protein âm tính khi làm xét nghiệm nước tiểu. Và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.

Bà bầu bị viêm bàng quang cấp: Tưởng không nguy nhưng nguy không tưởng!

Phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai

3. Nhiễm khuẩn tiết niệu cao/viêm thận – bể thận cấp

Trường hợp bà bầu bị nhiễm khuẩn tiết niệu cao sẽ có triệu chứng sốt cao (39 – 40 độ C). Kèm theo  mạch đập nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải). Ngoài ra, người bệnh còn biểu hiện buồn nôn và nôn, nhức đầu, đái buốt, đái rắt, phù toàn thân nhanh.  Có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp. Phụ nữ mang thai khi bị bệnh này còn có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp… Thai nhi cũng dễ bị suy thai, đẻ non…Trường hợp này nặng nhất và nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi.

4. Viêm cầu thận cấp

Bà bầu bị viêm cầu thận cấp có triệu chứng phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2 kg/tuần). Thêm vào đó, bà bầu dễ bị tăng huyết áp, tiểu ít, nhức đầu có khi mờ mắt. Khi đi xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu. Nhiều người khi thấy những triệu chứng này dễ nhầm với tiền sản giật. Nếu để lâu, cả sản phụ và thai nhi có khả năng tử vong.

5. Suy thận cấp

Khi bị suy thận cấp, thai phụ thường có triệu chứng phù, tiểu ít. Khi đi xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao. Bệnh này khiến cho bé nhẹ cân, có thể gây sảy thai, non tháng hay thai chết lưu (tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé).

6. Tăng huyết áp do viêm đường tiết niệu khi mang bầu

Huyết áp tăng trên 140/80 mmHg thường xuất hiện trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ do thiếu máu cục bộ rau thai.

7. Tiền sản giật/nhiễm độc thai nghén

Phụ nữ trẻ có thai lần đầu vào 3 tháng cuối thai kỳ thường có triệu chứng phù nhiều, tăng huyết áp và protein niệu nhiều.

Sản giật với các cơn co giật toàn thân gây nhiều biến chứng, có thể khiến thai nhi và sản phụ gặp nguy hiểm.

Viêm Đường Tiết Niệu Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai ở dạng này có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận . Nếu không được chữa trị  kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho thai phụ.

Cách chữa viêm đường tiết niệu khi mang bầu an toàn và hiệu quả

Để chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:

* Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu sẽ nhanh chóng giảm các triệu chứng chỉ trong vài ngày sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, mẹ bầu nên uống đủ liều được kê đơn. Có một số loại kháng sinh sử dụng cho phụ nữ mang thai mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi như: ampicillin, erythromycin hoặc amoxcillin + axit clavulanic; cephalexin + nitrofurantoin.

* Sản phụ có thể điều trị ngoại trú tại nhà

Phụ nữ mang bầu có thể điều trị tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của thầy thuốc. Trong trường hợp nếu chỉ bị ở thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang.

* Sản phụ có thể điều trị tại bệnh viện

Sản phụ cần được điều trị tích cực trực tiếp tại bệnh viện nếu mắc thể viêm thận – bể thận cấp.

Tại đây sản phụ sẽ được tiến hành khám đầy đủ. Làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận. Đồng thời làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ nếu muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu.

* Thường xuyên kiểm tra, thăm khám, theo dõi thai nhi

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai. Đi đôi với việc xử trí các triệu chứng về tiết niệu.

* Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh đó, thai phụ không nên nhịn tiểu,  giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Điều này giúp không cho vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển. Trong những đợt khám thai, bà bầu cần thường xuyên kiểm tra mẫu nước tiểu. Từ đó giúp để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng