Bà bầu nên tắm rửa như thế nào để không gây hại đến em bé?

Tắm rửa khi mang thai tưởng chừng như việc rất đơn giản, nhưng thực ra có rất nhiều điều bà bầu cần lưu ý để không gây hại đến em bé.

Trong thai kỳ, ngoài chế độ ăn uống thì tắm rửa khi mang thai cũng là câu chuyện được rất nhiều mẹ quan tâm. Tưởng chừng tắm rửa khi mang bầu đơn giản nhưng thực ra có rất nhiều điều cần được bà bầu chú ý để không gây hại tới em bé. Cùng tìm hiểu ngay thông tin này trong bài viết dưới dây của Bau.vn nhé!

Những điều bà bầu cần chú ý khi tắm rửa để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe em bé

1. Chú ý đến nhiệt độ nước tắm

Điều đầu tiên mà các mẹ cần nên lưu ý khi tắm rửa đó là nhiệt độ nước tắm. Bạn nên nhớ một nguyên tắc khi chuẩn bị nước tắm, xả vòi nước lạnh trước sau đó mới cho vòi nước nóng. Thông thường, rất nhiều bà bầu thường chọn tắm nước có nhiệt độ cao ngay cả khi mùa hè. Tuy nhiên, theo khuyến cáo ngay cả khi tắm rửa vào mùa đông thì mẹ cũng chỉ nên tắm nước ấm.

Hãy đảm bảo rằng nhiệt độ nước tắm không quá 36 độ C. Một mẹo hay dành cho mẹ đó là có thể sử dụng nhiệt kế tắm để kiểm tra hoặc thử bằng cánh tay hay khuỷu tay vì đây là những vùng da nhạy cảm.

2. Không tùy tiện vệ sinh rốn

Khi mang thai, mẹ tuyệt đối không được tùy tiện móc, kéo rốn vì rốn là bộ phận rất nhạy cảm trên cơ thể. Hành động này có thể khiến mẹ dễ bị đau bụng, hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến người mẹ, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên vệ sinh rốn quá mạnh tay, hãy tham khảo những bài vệ sinh rốn đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Vì nếu vệ sinh rốn không đúng cách có sẽ làm gia tăng nguy cơ đau bụng và sảy thai cao.

3. Bà bầu chỉ nên tắm từ 10 – 20 phút để tránh ảnh hưởng đến em bé

Mẹ bầu nên cân nhắc và tắm trong khoảng 10 – 20 phút để đảm bảo sức khỏe. Thời gian tắm không được quá lâu vì vốn không gian nhà tắm đã rất chật chội lại khép kín, kém thông thoáng nên mẹ bầu sẽ dễ gặp phải một số tình trạng như khó thở, chóng mặt… Bên cạnh đó, việc tắm lâu cũng cũng khiến bà bầu bị giãn mao mạch, khiến máu lên não chậm hơn.

ba bau em be

Ngoài ra, tắm lâu còn khiến ảnh hưởng đến thai nhi, gây trở ngại cho việc cung cấp oxy đến thai nhi. Điều này sẽ khiến nhịp tim của thai nhi trong bụng đập nhanh hơn, gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Không những vậy, tắm lâu còn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của em bé, vì vậy mẹ bầu chỉ nên tắm trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 phút thôi nhé.

4. Không tắm khi hạ huyết áp

ba bau em be

Hạ huyết áp không chỉ là triệu chứng nguy hiểm với người bình thường mà đối với bà bầu lại càng nguy hiểm hơn. Vào những lúc mẹ bị tụt huyết áp không tắm rửa bởi khi cơ thể bị mệt mỏi. Hơn nữa, nếu tắm bằng nước ấm sẽ làm cho các mạch máu trong cơ thể dần rộng mở hơn. Từ đó mà lượng máu dẫn truyền tới não bộ của bà bầu cũng như dinh dưỡng được truyền tới cơ thể em bé là không đủ. Vì vậy, tắm khi hạ huyết áp có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Mẹ đừng tuyệt đối tắm khi hạ huyết áp nhé.

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.