Cùng tìm hiểu thông tin về vấn đề bà bầu uống cà phê khi mang thai, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bau.vn mẹ nhé!
Thành phần giá trị dinh dưỡng có trong cà phê
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên thực tế, trong 100 gram hạt cà phê thì giá trị dinh dưỡng của chúng bao gồm nước, phenol, các loại vitamin, natri, sắt, photpho, canxi, axit tanic, nước, protein, chất béo, đường, chất xơ và hàm lượng caffeine. Tuy nhiên, lượng caffeine này chỉ chiếm 2 gram trong tổng số 100 gram hạt cà phê. Có thể thấy, chúng ta hoàn toàn có thể uống cà phê với một liều lượng thích hợp để giúp cơ thể tỉnh táo hơn.
Bên cạnh đó, uống cà phê cũng giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn do được cung cấp thêm nhiều năng lượng. Thế nhưng, bạn cũng cần phải cân nhắc đến khối lượng cà phê được nạp vào cơ thể vì uống quá nhiều sẽ gây hại và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Caffeine có mức độ ảnh hưởng như thế nào với cơ thể mẹ?
Như các mẹ đã biết, caffeine được biết tới là một loại chất kích thích được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng. Caffeine có tác dụng làm tăng nhịp tim, gây ra tình trạng mất ngủ, thậm chí mẹ bầu còn gặp phải cảm giác lo âu, bồn chồn bứt rứt. Không những vậy, việc đưa cafeine vào cơ thể còn khiến dạ dạy bị kích thích, từ đó chúng sẽ bài tiết axit nhiều hơn và làm cho mẹ bầu bị ợ nóng, cơ thể dễ rơi vào trạng thái suy nhược, thường xuyên mệt mỏi hơn. Lưu ý, nếu bà bầu rất dễ xảy ra tình trạng sảy thai hoặc sinh non nếu sử dụng trên 200mg mỗi ngày.
Ngoài ra, mẹ còn dễ gặp phải tình trạng cao huyết áp thu nhỏ hay giản nở các nhánh phế quản nếu quá lạm dung caffein mỗi ngày. Do đó, mẹ chỉ nên uống cà phê trong liều lượng an toàn để tránh những rủi ro về mặt sức khỏe. Trung bình, phải mất đến khoảng 2,5 tới 3 giờ đồng hồ cơ thể mới có thể loại bỏ được chất caffeine ở người bình thường. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, khoảng thời gian này có thể diễn ra lâu hơi, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thai kỳ có thể lên tiếng 7 giờ và ở gian đoạn cuối thai kỳ là 10 giờ. Bên cạnh đó, chất phenol có trong loại thức uống này còn làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và sắt ở mẹ. Đặc biệt ở những mẹ bầu bị thiếu máu thì càng không được sử dụng loại thực phẩm này.
Lưu ý cho bà bầu khi uống cà phê
- Tránh uống các loại cà phê nguyên chất, đậm đặc vì có thể gặp phải tình trạng bủn rủn chân tay, co thắt tim, tăng huyết áp, hoa mắt, sốt ruột.
- Không nên uống cà phê đã được để lâu bởi dễ bị ngộ độc.
- Không sử dụng cà phê với một lượng đường lớn vì chúng có thể làm tăng insulin trong tụy và giảm lượng đường trong máu. Từ đó gây ra rối loạn trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có một số thực phẩm khác chứa caffein như kem cà phê, nước tăng lực, các loại thuốc trị nhức đầu, dị ứng, cảm. Do đó, không chỉ trong cà phê mới chúa caffeine nên bà bầu cũng cần phải chú ý khi sử dụng các loại thực phẩm khác có chứa thành phần tương tự.
Nguồn : bau.vn