Bà bầu xông hơi có được không? Những điều cần lưu ý để bảo vệ an toàn

Có rất nhiều ý kiến về việc bà bầu xông hơi, có ý kiến cho rằng đó là phương pháp để giải tỏa căng thẳng, nhưng cũng có những cảnh báo về việc gây dị tật thai nhi. Vậy hãy cùng Bau.vn đi tìm câu trả lời chính xác cho vấn đề này nhé!

Từ xa xưa, xông hơi được coi là một cách giải cảm hữu hiệu. Đặc biệt, đối với bà bầu hạn chế uống thuốc thì đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn mỗi khi bị cảm cúm. Thế nhưng, liệu bà bầu xông hơi có sao không là điều khiến các mẹ bầu băn khoăn. Đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn vấn đề này.

Bà bầu xông hơi được không?

Người Châu Á cho rằng xông hơi không chỉ giải cảm, mà còn là biện pháp nâng cao sức khỏe và làm giảm căng thẳng hiệu quả. Nhưng có phải ai cũng xông hơi được và nên xông hơi hay không?

Theo các chuyên gia, xông hơi trong giai đoạn mang thai có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thai nhi. Việc hít nhiều hơi nước nóng liên tục khi trùm kín hay trong phòng kín sẽ làm nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng cao. Từ đó, dễ khiến nóng nước ối, phá hủy các tế bào trong bào thai, ngăn cản quá trình lưu thông oxy tới thai nhi.

ba bau xong hoi

Trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, nếu nhiệt độ cơ thể mẹ quá 38 độ C sẽ làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và gây hiện tượng mất nước ở giai đoạn sau. Vậy nên nhiệt độ xông hơi ảnh hưởng tới thai nhi, thậm chí gây sảy thai.

Thế nhưng, không có nghĩa là mẹ bầu không được xông hơi. Bởi phương pháp xông hơi dành riêng cho bà bầu vẫn mang lại những tác dụng nhất định như giảm căng thẳng, giải cảm, khí huyết lưu thông. Chẳng hạn, mẹ bầu sẽ xông hơi ở nhiệt độ dưới 37 độ C, chỉ xông hơi ở một số bộ phận như mũi, mặt để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Vậy câu hỏi bà bầu xông hơi được không, đáp án là có thể xông hơi nhưng nên hạn chế phương pháp này. Khi xông hơi, mẹ bầu nên chú ý những điều dành riêng cho phụ nữ mang thai để đảm bảo an toàn.

Phương pháp xông hơi an toàn cho bà bầu

1. Xông mũi với tinh dầu tỏi để giải cảm

Khi bị cảm, thay vì xông toàn thân, mẹ bầu có thể chọn cách an toàn hơn đó chính là xông mũi với tinh dầu tỏi. Tuy tỏi có mùi hăng và khó chịu, nhưng đó thực sự là “thần dược” tự nhiên vì có chứa Allincin khử khuẩn khó cao. Vì thế, bà bầu có thể sử dụng tinh dầu tỏi để xông mũi, giảm bớt triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra.

ba bau xong tinh dau

2. Xông mặt với lá tía tô và kinh giới

Tía tô là loại rau gia vị, vị thuốc dân gian nổi tiếng với việc giải cảm. Áp dụng lá kinh giới và tía tô để xông mặt không chỉ giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, mà còn nâng cao sức khỏe, cải thiện là da căng mịn.

ba bau xong hoi

Trước khi xông, mẹ bầu cần làm sạch mặt để lỗ chân lông được thông thoáng. Sau đó, xông hơi lá tía tô và kinh giới theo cách dưới đây:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô và kinh giới, nửa thìa cà phê muối hạt, 1/2 quả chanh, 2 lít nước, 1 cái chậu, 1 khăn bông to.
  • Rửa sạch 2 loại lá, đun sôi cùng nước, sau đó cho muối và nước cốt chanh vào.
  • Đổ ra chậu, trùm kín chăm lên vùng đầu rồi đưa mặt lại gần chậu nước, xông trong khoảng 15-20 phút. Sau đó, rửa mặt lại bằng nước lạnh để lỗ chân lông se khít.

Ngoài sử dụng lá tía tô và kinh giới, bạn có thể sử dụng gừng bởi trong gừng cũng tác dụng làm ấm cơ thể, giải cảm. Cách xông cũng tương tự như trên.

Những lưu ý khi bà bầu xông hơi

Nếu xông hơi vùng kín, bạn cần tránh không tiếp xúc quá gần với hơi nước hoặc không sử dụng nước quá nóng. Thông thường, âm đạo có khả năng tự làm sạch, do đó bạn không cần xông thảo dược.

Nếu muốn xông vùng kín, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi kiểm tra phụ khoa định kỳ để được tư vấn.

Cơ thể quá yếu hay quá mệt không nên thực hiện xông hơi vì chúng sẽ làm phản tác dụng.

 

Nguồn : bau.vn